S Điểm mạnh

Một phần của tài liệu Đề tài : Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix potx (Trang 59 - 63)

Bảng 2.8 Thị trường tiêu thụ (1995-2001)

2.3.1. S Điểm mạnh

2.3.1.1. Cơ chế chính sách

Thành công trong xuất khẩu gạo của Việt Nam do nhiều yếu tố tác động trong đó sự điều chỉnh và đề ra các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đóng một vai trò rất quan trọng. Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo được hoàn thiện liên tục qua từng năm để tạo những điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh xuất khẩu gạo với số lượng lớn, nâng vị trí của Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Cụ thể là:

 Thứ nhất, từ trước đến nay, hạn ngạch được giao một lần và giao trước khi bước vào năm tài chính. Tuy nhiên, đến năm 2001, Chính phủ đã quyết định hạn ngạch xuất khẩu gạo, tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu không bị hạn chế số lượng bởi hạn ngạch.

 Thứ hai, khi ban hành cơ chế điều hành xuất khẩu gạo thường đi cùng với cơ chế nhập khẩu phân bón, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc theo dõi, giám sát tình hình xuất nhập chung của hai mặt hàng này.

 Thứ ba, trước đây, Nhà nước điều tiết lượng gạo xuất khẩu: tiến độ xuất khẩu thông qua hạn ngạch, đầu mối xuất khẩu gạo và biện pháp hành chính tạm dừng xuất khẩu. Số lượng đầu mối xuất khẩu được mở rộng thận trọng. Cụ thể là năm 1996 chỉ có 15 doanh nghiệp được phép tham gia xuất khẩu gạo, năm 1997 con số này là 16 và đến năm 2000 lên tới 47 đầu mối. Tuy nhiên, Nhà nước phân bố số lượng gạo xuất khẩu hàng năm theo hướng giảm dần sự độc quyền của các doanh nghiệp đầu mối, hạn chế tình trạng tranh mua, tranh bán. Năm 2001, bãi bỏ đầu mối và hạn ngạch sẽ tạo một bước tiến mới, thuận tiện hơn cho xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ngoài đầu mối trước kia.

Ngoài các doanh nghiệp đầu mối, Nhà nước cho phép các công ty của Trung ương, các tổng công ty, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu với hạn ngạch quy định. Các doanh nghiệp ngoài đầu mối của tất cả các thành phần kinh tế, có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nếu tìm được thị trường tiêu thụ mới (ngoài các nước như Philippin, Inđônêxia, Malaixia và Irăc, Iran), ký được hợp đồng với các điều kiện thương mại có lợi, giá cả cao hơn hoặc bằng giá cả hướng dẫn trong từng thời kỳ, thì gửi văn bản kèm theo hợp đồng về bộ Thương mại để được xem xét cho xuất khẩu.

Chính phủ đã trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu gạo thông qua việc ký kết các hiệp định, nghị định thư trao đổi hàng hoá với chính phủ các nước khác hoặc hợp đồng bán gạo ổn định cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài rồi giao lại cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Bên cạnh đó, Chính phủ còn khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo sản xuất ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung tạo thế cân bằng với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo với nội dung như trên đã đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu gạo. Với cơ chế trên chúng ta có thể yên tâm rằng lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng ổn định và vững chắc đồng thời đảm bảo mục tiêu về an ninh lương thực quốc gia, tăng cường tính bền vững trong phát triển sản xuất lương thực. Với cơ chế này sẽ tạo khả năng mở rộng và tăng cường các hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ngoài đầu mối, hiện chiếm 20% lượng gạo xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

2.3.1.2. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo.

Ngoài những lợi thế về chi phí sản xuất, chủng loại gạo, giá thành... như đã đề cập ở phần trước, gạo xuất khẩu Việt Nam còn có những ưu điểm sau:

* Truyền thống sản xuất lúa gạo

Từ ngàn đời nay, cây lúa vẫn là cây lương thực chính của nhân dân Việt Nam. Lúa mang đến cho chúng ta cuộc sống ấm no và đã tạo nên một nếp nghĩ trong mỗi người khi hay quy tất cả các giá trị các vật dụng khác ra thóc gạo. Truyền thống sản xuất lúa là một thế mạnh, giúp chúng ta có được kinh nghiệm gieo cấy, chăm sóc, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển đảm bảo được năng xuất tối đa. Lịch sử sản xuất lúa Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm, nên chúng ta có thể tích tụ được các phương pháp sản xuất có hiệu quả, khai thác triệt để các lợi thế khác của đất nước ứng dụng vào phát triển cây lúa.

* Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

ở Việt Nam, sản xuất lúa đã, đang và sẽ là ngành sản xuất quan trọng bậc nhất. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào có thể dựa trên những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây lúa nước, hợp với đất đai và đặc tính về sinh thái, khí hậu.

Tài nguyên đất đai và khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và các yếu tố khác cho cây lúa. Diện tích đất trồng lúa của Việt Nam rộng, phì nhiêu cao, chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ sinh thái của ta do kết hợp các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa... nên có thể tạo lợi thế thâm canh, tăng vụ cho cây lúa ở cả hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Nghề trồng lúa Việt Nam còn có một ưu thế nữa về nguồn nước- yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của cây lúa. Ngoài nguồn nước sẵn có, chúng ta đã xây dựng một hệ thống thuỷ lợi đảm bảo và đã mang lại những thành quả bước đầu cho việc năng suất lúa.

* Vị trí địa lý và hệ thống cảng khẩu.

Phải nói rằng, Việt Nam có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho buôn bán và giao lưu quốc tế, nằm ở cửa ngõ của các con đường nối liền các nước. Hệ thống đường sắt, đường biển thuận lợi là những thế mạnh nổi bật của chúng ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển với các cảng thuận lợi, nằm gần sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Đông Bắc á, Đông Nam á - Thái Bình Dương, Trung Cận Đông, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ... là những thị trường chính của gạo xuất khẩu nước ta. Các cảng biển này giúp cho việc vận chuyển gạo tiện lợi, thông dụng với mức cước phí rẻ hơn nhiều so với các phương thức khác, tạo cho Việt Nam một thế mạnh lớn trong xuất khẩu.

2.3.1.3. Hệ số chi phí nguồn lực nội địa ( DRC) của gạo xuất khẩu

Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, mặt hàng gạo của Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước xuất khẩu khác. Nói đến cạnh tranh là phải nói đến vấn đề chất lượng, mẫu mã, vệ sinh, giá cả... Trong những vấn đề này, điều dễ được người nhập khẩu quan tâm nhất là giá cả. Trên thị trường người mua thường so sánh giá cả mặt hàng cùng loại để đi đến quyết định mua hay không. Như vậy, giá cả là nội dung đầu tiên mà các doanh nghiệp phải quan tâm. Một mặt hàng được coi là có khả năng cạnh tranh nếu như giá trong nước không lớn hơn trong nền kinh tế cạnh tranh. Cụ thể là mặt hàng gạo có khả năng cạnh tranh khi giá gạo tiêu thụ không lớn hơn giá của gạo cùng loại trên thị trường thế giới.

Lợi thế cạnh tranh của gạo có thể đo bằng hệ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC), là tỷ lệ giữa các chi phí nguồn lực trong nước và các yếu tố đầu vào trung gian bất khả thương (tính bằng giá mờ) cho việc sản xuất trong một sản phẩm nhất định so với ngoại tệ ròng thu được do sản xuất lúa gạo trong nước.

Qua phân tích tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian gần đây, ta có được sơ đồ nói lên sự biến động hệ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC) của gạo như sau:

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 DRC 0,500 0,474 0,500 0,400 0,500

Trong tất cả các năm phân tích, DRC đều nhỏ hơn 1 và tương đối ổn định chứng tỏ nền kinh tế nước ta đã tiết kiệm được ngoại tệ thông qua sản xuất gạo ở trên cả hai mặt trận: xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Điều đó cũng nói lên chi phí cơ hội của các tài nguyên trong nước và các yếu tố sản xuất khác được sử dụng để tạo ra mặt hàng gạo nhỏ hơn so với ngoại tệ thu được. Hệ số chi phí nguồn lực nội địa không phát huy tối đa hiệu quả vì tính cạnh tranh của gạo Việt Nam vẫn không cao so với các quốc gia xuất khẩu gạo khác.

Nói chung, Việt Nam có khá nhiều lợi thế cơ bản trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Tuy nhiên, để biến những điểm mạnh này thành sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới cần rất nhiều sự cố gắng, nỗ lực của tất cả các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo ở nước ta.

Một phần của tài liệu Đề tài : Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix potx (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)