Lựa chọn ngưỡng

Một phần của tài liệu LẬP VÀ TÁCH BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 31 - 33)

Một vấn đề được đặt ra cho quá trình lập burst là phải làm thế nào để lựa chọn một ngưỡng (thời gian hoặc độ dài) thích hợp để làm giảm thiểu xác suất mất gói tin trong mạng chuyển mạch burst quang. Việc lựa chọn một ngưỡng có giá trị tối ưu là một vấn đề mở.

Đối với trường hợp có các gói tin có yêu cầu về QoS, ví dụ như giới hạn về độ trễ, giải pháp rõ ràng là sử dụng phương pháp lập burst dựa trên ngưỡng thời gian. Mạng OBS lập burst dựa trên ngưỡng thời gian có thể xem như là một mạng chuyển mạch burst quang định tuyến bước sóng, hướng kết nối. Giá trị ngưỡng thời gian sẽ được chọn lựa dựa trên yêu cầu về độ trễ đầu cuối-đầu cuối của các gói tin. Mặt khác, không có hạn chế về độ trễ, quá trình lập burst dựa trên ngưỡng độ dài là lựa chọn thích hợp hơn. Bởi với các burst có chiều dài cố định trong mạng, sẽ giúp kiểm soát sự mất mát dữ liệu do tranh chấp xảy ra trong mạng (trừ khi độ dài burst bằng 0).

Hình 2.6 cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng của lưu lượng gói tin đến lên hai kỹ thuật lập burst dựa trên ngưỡng thời gian và ngưỡng độ dài.

Hình 2.6 Ảnh hưởng của lưu lượng đến lên quá trình lập burst.

Đối với trường hợp có các gói tin có yêu cầu về QoS, ví dụ như giới hạn về độ trễ, giải pháp rõ ràng là sử dụng phương pháp lập burst dựa trên ngưỡng thời gian. Mạng OBS lập burst dựa trên ngưỡng thời gian có thể xem như là một mạng chuyển mạch burst quang định tuyến bước sóng, hướng kết nối. Giá trị ngưỡng thời gian sẽ được chọn lựa dựa trên yêu cầu về độ trễ đầu cuối-đầu cuối của các gói tin. Mặt khác, không có hạn chế về độ trễ, quá trình lập burst dựa trên ngưỡng độ dài là lựa chọn thích hợp hơn. Bởi với các burst có chiều dài cố định trong mạng, sẽ giúp kiểm soát sự mất mát dữ liệu do tranh chấp xảy ra trong mạng (trừ khi độ dài burst bằng 0).

Một đề xuất hợp lý đã được đưa ra. Đó là sử dụng cả ngưỡng thời gian và ngưỡng độ dài cho việc lập burst. Đây được xem làm một giải pháp tối ưu, sẽ khắc phục được nhược điểm trong cả hai trường hợp, khi mà chỉ sử dụng một nguyên lý riêng lẻ. Bằng cách tính toán giá trị ngưỡng độ dài tối ưu, tính toán độ dài burst tối thiểu, và sử dụng một giá trị ngưỡng thời gian tối ưu được lựa chọn dựa trên giới hạn về độ trễ cho phép của các gói tin. Chúng ta có thể đảm bảo rằng, có thể tối thiểu dữ liệu mất mát do tranh chấp mà vẫn duy trì, thỏa mãn được yêu cầu về độ trễ cho phép.

Kỹ thuật lập burst tại nút biên còn ảnh hưởng tới quá trình truyền tín hiệu điều khiển được thực hiện trong mạng lõi. Hầu hết các kỹ thuật điều khiển cần phải biết chiều dài của burst, thời gian đến của burst, hoặc cả hai để đảm bảo tiết kiệm tài nguyên sử dụng trong lõi. Ví dụ đối với giao thức JET, cần phải biết cả chiều dài burst và thời gian burst đến. Trong khi đối với JIT, không cần thiết phải biết thông tin về burst, nhưng tài nguyên sẽ bị “dành chiếm” một cách “tham lam” dẫn đến lãng phí

băng thông. Một nhược điểm lớn của kỹ thuật lập burst chính là các tín hiệu điều khiển dành cho lõi chỉ có thể bắt đầu truyền đi sau khi burst được tạo ra.

Hiện nay, một kỹ thuật lập burst dựa trên “dự đoán” cũng được đề xuất. Trong đó, giá trị ngưỡng (thời gian hoặc độ dài) của burst tiếp theo sẽ được dự đoán dựa trên giá trị của các burst trước đó và tỷ lệ lưu lượng đến. Sử dụng dự đoán độ dài burst, gói tin điều khiển sẽ được gửi vào trong mạng lõi trước khi burst thật sự được tạo ra, để có thể dành sẵn tài nguyên trong mạng lõi OBS. Từ đó, tiết kiệm, hạn chế được độ trễ do việc lập burst gây ra. Giá trị dự đoán có thể được sử dụng để thiết lập một cách linh động cho giá trị ngưỡng của burst tiếp theo. Ở đây, giá trị dự đoán có thể được tính toán dựa trên sự tương quan tuyến tính với lưu lượng truy cập. Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật này chính là việc truyền tín hiệu điều khiển và lập burst có thể diễn ra song song, từ đó có thể tiết kiệm thời gian xử lý dành cho quá trình lập burst.

Một phần của tài liệu LẬP VÀ TÁCH BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w