Mô tả quá trình lập burst dựa trên ngưỡng độ dài.
Trong phương pháp Threshold-Based (dựa trên ngưỡng độ dài), một giới hạn về độ dài của burst được đặt ra. Nói cách khác, các gói tin tới nút biên cổng vào, sẽ được phân lớp, và chuyển vào hàng đợi. Tại mỗi hàng đợi, khi số lượng gói đạt tới một
ngưỡng định trước (tổng kích thước các gói tại hàng đợi đạt tới ngưỡng độ dài burst đã đề ra), thì các gói đó sẽ tập hợp thành một burst, và được chuyển tới nút lõi để tiến hành chuyển mạch tới nút biên cổng ra tương ứng. Do đó, trong phương pháp lập burst dựa trên ngưỡng độ dài này, kích thước các burst là cố định. Và các burst sẽ được tạo ra với quy luật phân bổ thời gian đến không theo một chu kỳ cố định nào (phụ thuộc vào lưu lượng gói tin chuyển đến là cao hay thấp).
Hình 2.5 Nguyên lý lập burst dựa trên ngưỡng độ dài.
Nguyên lý hoạt động.
Đối với lập burst dựa trên ngưỡng độ dài, quá trình lập burst diễn ra như sau: - Gói tin sẽ được phân lớp dựa trên nút biên đầu ra và QoS.
- Tiếp theo, gói sẽ được gửi đến một hàng đợi lập burst tương ứng.
- Khi có một gói tin gửi vào một hàng đợi lập burst còn trống, nó sẽ được coi là gói đầu tiên. Và lúc này, độ dài burst bắt đầu được đếm.
- Trong khi độ dài burst < Bth – Ngưỡng độ dài đã được định trước, các gói tin đến sau sẽ tiếp tục được sắp xếp vào hàng đợi.
- Khi độ dài burst đã đạt tới ngưỡng, các gói trong hàng đợi sẽ được tập hợp thành một burst.
- Cuối cùng, burst sẽ được gửi vào mạng lõi OBS để truyền đi tới nút biên cổng ra tương ứng.
Vấn đề đối với lập burst dựa trên ngưỡng độ dài.
Để đảm bảo chuyển mạch burst quang có hiệu quả, đáp ứng tốt sự bùng nổ lưu lượng, cũng như giảm thiểu tối đa sự mất mát, tổn thất dữ liệu, vấn đề quan trọng nhất trong lập burst dựa trên ngưỡng độ dài chính là phải tính toán giá trị độ dài burst, sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
• Nếu “Bth – Ngưỡng độ dài” là quá ngắn, thì thời gian để chờ đợi, và tập hợp các gói thành một burst sẽ giảm đi, và đương nhiên số lượng burst tồn tại
trong mạng tại một thời điểm tăng lên. Và dễ dàng thấy được rằng, khi số lượng burst cao thì khả năng xảy ra tranh chấp, dẫn đến hủy burst, mất burst là tăng lên. Nhưng khi đó, số lượng gói dữ liệu tổn thất trung bình lại giảm đi.
Ngoài ra, với việc có nhiều burst cần phải xử lý, thì vấn đề gia tăng áp lực lên mặt phẳng điều khiển để xử lý các gói điều khiển lại cần được xem xét sao cho xử lý được nhanh chóng và hiệu quả. Nếu thời gian cấu hình lại là không đáng kể, thì burst ngắn hơn sẽ dẫn đến khả năng tận dụng mạng kém hơn do mất thời gian đáng kể vào việc định tuyến, chuyển mạch cho từng burst.
• Nếu ““Bth – Ngưỡng độ dài” là quá dài, thì ngược lại, tổng số burst tồn tại trong một thời điểm sẽ giảm đi. Và đương nhiên, xác suất xảy ra tranh chấp, dẫn đến mất burst sẽ giảm đi. Nhưng với kích thước burst dài (số lượng gói sẽ liệu trong một burst lớn) tổn thất gói dữ liệu trung bình do tranh chấp sẽ tăng lên.
Có thể thấy, trong cả hai nguyên lý lập burst (dựa trên ngưỡng thời gian và ngưỡng độ dài), tồn tại sự liên quan, một sự cân bằng giữa xác suất xảy ra tranh chấp và số lượng gói tin trung bình bị mất mát. Do đó, hiệu suất mạng chuyển mạch burst quang sẽ được tối ưu, nếu chúng ta tính toán được giá trị ngưỡng cho hiệu quả tốt nhất.