Lập burst dựa trên ngưỡng thời gian (Timer-Based Burst Assembly)

Một phần của tài liệu LẬP VÀ TÁCH BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 28 - 29)

Mô tả quá trình lập burst dựa trên ngưỡng thời gian.

Trong phương pháp timer-based (dựa trên ngưỡng thời gian) này, một burst được lập và gửi vào mạng chuyển mạch quang tại những thời điểm cố định. Cụ thể hơn, cứ sau một khoảng thời gian nhất định (chu kỳ cố định), các gói tin dữ liệu chuyển đến nút biên trong khoảng thời gian đó, sẽ được tập hợp thành một burst (không quan tâm đến số lượng gói tin, hay kích thước burst là bao nhiêu), rồi được gửi vào mạng lõi để truyền tới nút đích. Quá trình đó lặp đi lặp lại theo một chu kỳ cố định. Do đó, khoảng cách giữa các burst liên tiếp bắt nguồn từ một nút biên đầu vào là bằng nhau, được định trước và có thể kiểm soát. Ở đây, chiều dài của burst là thay đổi.

Nguyên lý hoạt động.

Đối với lập burst dựa trên ngưỡng thời gian, quá trình lập burst diễn ra như sau: - Gói tin sẽ được phân lớp dựa trên nút biên đầu ra và QoS (chất lượng dịch

vụ).

- Tiếp theo, gói sẽ được gửi đến một hàng đợi lập burst (Assembly Queue) tương ứng.

- Khi có một gói tin gửi vào một hàng đợi lập burst còn trống, nó sẽ được coi là gói đầu tiên, và thời gian chờ (Time-out Interval) bắt đầu được tính. - Trong khoảng thời gian chờ < Tmax (Ngưỡng thời gian cố định được đặt ra

Hình 2.4 Nguyên lý lập burst dựa trên ngưỡng thời gian.

- Khi thời gian chờ đã đạt tới ngưỡng, tất cả các gói tin đến trong khoảng thời gian đó được tập hợp thành một burst.

- Cuối cùng, burst sẽ được gửi vào mạng lõi OBS để truyền đi tới nút biên cổng ra tương ứng.

Vấn đề đối với lập burst dựa trên ngưỡng thời gian.

Rõ ràng, vấn đề nổi bật nhất trong lập burst dựa trên ngưỡng thời gian (timer- based) này chính là phải thiết lập giá trị Tmax – ngưỡng thời gian là bao nhiêu để đảm bảo chuyển mạch burst quang có hiệu quả, đáp ứng tốt sự bùng nổ lưu lượng, cũng như giảm thiểu tối đa sự mất mát, tổn thất dữ liệu.

• Nếu “Tmax – Ngưỡng thời gian” dài, lợi điểm cho chúng ta sẽ là số lượng burst chuyển vào mạng lõi tại một thời điểm sẽ giảm, và đương nhiên các vấn đề tranh chấp sẽ được giảm thiểu. Và xác suất tổn thất sẽ giảm.

Nhưng, nhược điểm lại chính là độ trễ trung bình do chờ đợi của một gói là lớn. Và giá trị trễ trung bình này sẽ có một cận dưới (giá trị min) lớn. Điều này gây ra trở ngại khi nhu cầu lưu lượng của dịch vụ thời gian thực cũng đang là một nhu cầu quan trọng của một số lượng khách hàng không nhỏ.

• Nếu “Tmax – Ngưỡng thời gian” được giảm đi, thì vấn đề độ trễ trung bình do chờ đợi được xử lý. Nhưng vấn đề nảy sinh là lúc này, tại một thời điểm nhất định, số lượng burst trong mạng lõi sẽ gia tăng, đồng thời vấn đề tranh chấp, hay va chạm, xung đột tài nguyên sẽ tăng lên, và khó kiểm soát hơn. Và các nút lõi cũng cần xử lý nhanh hơn, dẫn đến yêu cầu thiết bị lại nảy sinh.

Một phần của tài liệu LẬP VÀ TÁCH BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 28 - 29)