Tương quan ASON và GMPLS: Mạng ASON/GMPLS 2.1 Tương quan GMPLS và ASON
2.2.3 Triển khai ASON/GMPLS:
Có hai ứng dụng chính của ASON sẽ mang lại lợi ích lớn trong thời gian tới: phục hồi tự động và cung cấp tự động. Tuy nhiên lớp SDH và DWDM khác nhau đáng kể trong phát triển công nghệ và các điều kiện thị trường, vì vậy đưa ra các chiến lược phát triển khác nhau và các khung thời gian khác nhau cho từng vùng mạng.
Phục hồi tự động
Tự động phục hồi đòi hỏi phải có một vùng mạng lưới (mesh) (nhiều đường dẫn khả dụng giữa hai thiết bị đầu cuối), chứ không phải là một mạng vòng ring hoặc một số điểm đơn liên kết với nhau. Điều này liên quan đến việc cài đặt một ma trận các chuyển mạch kết nối chéo - một tính năng vốn có của mạng lưới. Trong mạng SDH, công nghệ chuyển mạch điện được sử dụng phổ biến rộng rãi và tái cấu hình một mạng lưới tương đối đơn giản. Càng ít các phần tử mạng được nâng cấp thì vốn đầu tư sẽ nhỏ hơn. Lớp mạng lõi VC-4 cho đến nay có ít phần tử mạng trong mạng SDH nhất, đó là một lý do đây sẽ là một trong những vùng mạng đầu tiên được triển khai ASON/GMPLS. Lý do khác là lợi ích quan trong nhất nằm trong mạng lõi, bởi nó có lưu lượng truy cập nhiều nhất, nhu cầu bảo vệ và các dich vụ tự động lớn nhất.
Trong mạng DWDM, triển khai một mạng mesh cần cài đặt các kết nối chéo quang cho các kênh chuyển mạch giữa các sợi quang cũng như cài đặt ROAMDs để tăng giảm lưu lượng truy cập. Tuy nhiên các kết nối chéo chỉ là bước khởi đầu để được xem là khả dụng trong thương mại, với kết quả là giá thành rất cao. Sẽ có rất nhiều thách thức bởi sự hồi phục phức tạp trong mạng quang, ví dụ như sự sẵn có và chi phí cao của băng thông dự phòng cho khả năng hồi phục. Vì vậy, việc cài đặt một mặt phẳng điều khiển GMPLS trong lớp DWDM để hỗ trợ hồi phục không có ý nghĩa kinh tế đáng kể cho đến các phần tử chuyển mạch cũng như băng thông được giảm giá.
Cung cấp tự động
Để có ý nghĩa về mặt kinh tế, cung cấp dịch vụ không giám sát yêu cầu một đường lưu lượng lớn, nơi mà dịch vụ cung cấp, chia sẻ, chuyển hướng ở một tốc độ cao. Điều này là phổ biến trong mạng SDH, nơi có hàng nghìn dịch vụ cần tới băng thông. Tuy nhiên trong mạng DWDM thì số dịch vụ thường nhỏ hơn ( 20 dịch vụ mỗi nút được coi là cao) cho các nhiệm vụ khác như tập hợp các lớp SDH hoặc kết nối các router trong mạng lõi. Nếu không có một khối lượng dịch vụ quan trọng như vậy, sẽ không cần dịch vụ cung cấp tự động.
Các dịch vụ cung cấp tự động của mạng cũng đòi hỏi “sự sẵn có” và “có khả năng” của các tài nguyên mạng rỗi cần thiết để tạo ra các dịch vụ tự động. Điều này có nhiều khả năng là một vấn đề trong các mạng DWDM, vì với chi phí cao hiện tại của băng thông, sẽ là tốn kém nếu các tài nguyên nhãn rỗi (không thu lợi nhuận). Bởi vì các mô hình giá cả hiện tại và số lượng hạn chế các dịch vụ, cung cấp tự động trong mạng DWDM, chỉ khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng không khả thi về mặt kinh tế, ngoại trừ trong một vài ứng dụng hạn chế. Nhìn chung, áp dụng GMPLS vào DWDM sẽ chỉ thích hợp khi:
• DWDM liên quan đến truyền tải (2.5G trở lên) một khối lượng các dịch vụ quan trọng và topo mạng quang hình mesh.
• Mạng DWDM từ điểm-điểm phát triển thành mạng mesh quang (ROADM, PXC, laser có thể điều chỉnh và các bộ lọc)
• Việc chuẩn bị trước có các kênh thiết bị và tài nguyên mạng rỗi có ý nghĩa kinh tế, vì không có các tài nguyên sẵn có thì việc cung cấp các dịch vụ tự động ( yêu cầu băng thông) là vô nghĩa.
Ngược lại với DWDM, những điều kiện này lại phù hợp với lớp VC-4 chuyển mạch lõi, và đó là lý do vì sao ASON được triển khai rộng rãi trong lớp này. Và các điều kiện này cũng phù hợp với lớp lõi metro
2.3 Kết luận
Phần một chương 2 đã nghiên cứu một số nét tương quan giữa ASON và GMPLS : mô hình kiến trúc, mô hình tài nguyên, mặt phẳng điều khiển ... qua đó cho thấy khả năng kết hợp giữa hai công nghệ này.
Phần 2 tập trung vào mạng ASON/GMPLS, giới thiệu về lợi ích, dịch vụ, ứng dụng của loại mạng này trong thực tế. Đây thực sự là một công nghệ tiên tiến, mang nhiều tính ưu việt. Ở chương sau chúng ta sẽ được thấy thực tế ASON/GMPLS tại Việt Nam.
Chương 3