Kiến trúc mặt phẳng điều khiển

Một phần của tài liệu Mạng quang chuyển mạch tự động sử dụng chuyển mạch nhãn đa giao thức ASON GMPLS (Trang 30 - 31)

Tương quan ASON và GMPLS: Mạng ASON/GMPLS 2.1 Tương quan GMPLS và ASON

2.1.5 Kiến trúc mặt phẳng điều khiển

GMPLS không có giả định nào liên quan tới kiến trúc mặt phẳng điều khiển. Nó chỉ giả định ngầm sự tồn tại của định tuyến (OSPF, ISIS), báo hiệu (RSVP, CR- LDP) và bộ điều khiển LMP. Chúng giao tiếp ngang hàng và trao đổi thông tin giao thức để thực hiện các nhiệm vụ điều khiển cuộc gọi, kết nối, đường đi, và khám phá tài nguyên. Thông tin mạng được chứa trong các MIB. Thông tin này được cấu hình từ hệ thống quản lý, hoặc được cập nhật tự động từ mặt phẳng điều khiển. Kiến trúc của mặt phẳng điều khiển là đặc trưng của giao thức. Như đã nói ở trên, kiến trúc mặt phẳng điều khiển của GMPLS liên quan tới 3 mô hình: ngang hàng, chồng lấn và lai ghép

Mặt khác kiến trúc mặt phẳng điều khiển của ASON lại được chỉ rõ theo cách trung lập về giao thức. Mặt phẳng điều khiển này hỗ trợ nhiều các loại hạ tầng truyền tải. Các chức năng mặt phẳng điều khiển được mô hình bởi các thành phần điều khiển bằng cách định nghĩa các giao diện chức năng. Các thành phần có thể cấu hình, giám sát và hoạt động của chúng có thể thay đổi bằng cách áp dụng các chính sách. Các thành phần này điều khiển cuộc gọi, kết nối, đường đi, và khám phá tài nguyên.

Hơn nữa kiển trúc ASON còn có thành phần điều khiển giao thức. Bản tin giao thức được vận chuyển qua mạng điều khiển thông qua các giao diện mặt phẳng điều khiển.

Kiến trúc mặt phẳng điều khiển trung lập về giao thức cho phép một cách tiếp cận chung để định nghĩa và hiểu rõ các yêu cầu, xác định các giải pháp tiềm năng. Trong hình 2.4 quá trình của mặt phẳng điều khiển và các thành phần tương ứng được chỉ ra. Giao thức GMPLS được diễn tả trong thành phần điều khiển giao thức.

Một phần của tài liệu Mạng quang chuyển mạch tự động sử dụng chuyển mạch nhãn đa giao thức ASON GMPLS (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w