Mô hình tài nguyên đa lớp

Một phần của tài liệu Mạng quang chuyển mạch tự động sử dụng chuyển mạch nhãn đa giao thức ASON GMPLS (Trang 29 - 30)

Tương quan ASON và GMPLS: Mạng ASON/GMPLS 2.1 Tương quan GMPLS và ASON

2.1.4 Mô hình tài nguyên đa lớp

Mô hình tài nguyên được sử dụng để miêu tả topo mạng và sự truyền tải, khả năng ghép kênh, chuyển mạch cho mục đích điều khiển. Các kết nối, băng thông liên kết của ASON và GMPLS là khác nhau, nhưng về cơ bản thì sự ánh xạ giữa các khái niệm này dễ dàng được thiết lập.

Trong GMPLS khái niệm trừu tượng cơ bản của topo là liên kết TE, cung cấp kết nối giữa 2 giao diện. Một giao diện liên kết có thể hỗ trợ một hoặc một số các loại chuyển mạch giao diện được định nghĩa bởi các lớp phân cấp GMPLS ở phần trên. ISC được miêu tả liên quan đến các thuộc tính của TE. Một tài nguyên trên một liên kết( hoặc trên các thành phần của liên kết),ví dụ như khe thời gian, bước sóng,.. được định danh bởi nhãn tổng quát.

Một khái niệm trừu tượng nữa trong GMPLS là LSP. LSP là một kết nối đầu cuối giữa 2 giao diện cùng loại. GMPLS giới thiệu một khái niệm gọi là các vùng LSP trong mô hình phân cấp, tất cả các giao diện cùng loại sẽ thuộc một vùng LSP. Một LSP có thể đi qua nhiều vùng LSP. Để định tuyến một LSP khách đi qua vùng máy chủ (server region), một LSP phải được tạo ra ở vùng này. LSP này ở vùng khách được gọi là một liên kết TE, hay còn gọi là một chuyển tiếp cận kề (FA).

Trong mạng ASON, khái niệm khả năng chuyển mạch giao diện bị hạn chế. Tuy nhiên phần quang của phân cấp OTN ( mạng truyền tải quang), ví dụ chuyển

mạch kênh quang ( OCh) , ánh xạ với chuyển mạch LSC. Chuyển mạch tại các lớp trong phân cấp SDH và phần số trong phân cấp OTN ánh xạ với chuyển mạch TDM.

Một phần của tài liệu Mạng quang chuyển mạch tự động sử dụng chuyển mạch nhãn đa giao thức ASON GMPLS (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w