Mô hình lai ghép (augmented model)

Một phần của tài liệu Mạng quang chuyển mạch tự động sử dụng chuyển mạch nhãn đa giao thức ASON GMPLS (Trang 28 - 29)

Tương quan ASON và GMPLS: Mạng ASON/GMPLS 2.1 Tương quan GMPLS và ASON

2.1.3.3 Mô hình lai ghép (augmented model)

Mô hình lai ghép hay còn gọi là mô hình tăng cường chứng minh rằng sự tách biệt của các mạng trong mô hình chồng lấn mang đến một sự chia rẽ có giá trị giữa các miền quản trị của các nhà cung cấp khác nhau nhưng cũng thừa nhận có một giới hạn độ tin cậy có thể áp dụng giữa các nhà mạng. Mô hình ngang hàng đầy đủ sẽ không phổ biến được bởi sự rò rỉ đầy đủ thông tin về tài nguyên và topo mạng qua các ranh giới mạng, các nhà điều hành kiểm soát quá nhiều tài nguyên của các mạng lân cận. Nhưng ở các lớp mạng thấp hơn thì cái nhìn đầy đủ về tài nguyên và topo mạng sẽ cung cấp sự tối ưu cho lớp mạng này.

Mô hình lai ghép cung cấp sự trao đổi thông tin một cách hạn chế thông qua độ tin cậy giữa các miền lân cận và các chính sách được áp dụng. Mỗi ranh giới mạng sẽ được trao đổi thông tin ở các mức khác nhau, từ đầy đủ rõ ràng như ở mô hình ngang hàng đến ẩn toàn bộ như ở mô hình chồng lấn. Để có thể hỗ trợ nhiều kiểu biến thể như thế này, cần thiết kế các giao diện dịch vụ như trong mô hình chồng lấn, các giao diện này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng các giao thức khác nhau tại các mạng khác nhau. Tuy nhiên không có nghĩa là các giao thức khác nhau phải được sử dụng để có

được sự tách biệt này, và có các tham số hỗ trợ việc sử dụng GMPLS thay cho cả giao thức mạng và giao thức yêu cầu dịch vụ.

Mô hình này cung cấp nền tảng cho một số các dịch vụ kết nối tiên tiến yêu cầu một mạng tích hợp. Các khái niệm như là băng thông theo yêu cầu, kỹ thuật lượng tích hợp, VPN lớp 1 đều hạn chế chia sẻ thông tin giữa các lớp mạng.

Một phần của tài liệu Mạng quang chuyển mạch tự động sử dụng chuyển mạch nhãn đa giao thức ASON GMPLS (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w