Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO: Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 47)

Chương II: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạt động xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO.

2.2.1.3. Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Công ty cần đầu tư phát triển vùng nguyên liệu , tránh thiếu hụt về nguyên liệu, đồng thời thu mua trực tiếp của nông dân không thông qua khâu trung gian. Giải pháp trên nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định tránh tình trạng thiếu hụt nguyên liệu làm chậm hoặc làm ngừng tiến độ sản xuất của nhà máy. Hơn nữa việc thu mua nguyên liệu của người dân cũng góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm giấy của TCT trên thị trường trong và ngoài nước. Giá thu mua tại các nhà máy tuy cao (Ví dụ tại nhà máy giấy Bãi Bằng 27USD/m3) nhưng tại hộ gia đình rất thấp chỉ chiếm từ 1/3 giá của nhà máy và nhiều khi còn thấp hơn chi phí sản xuất. Có nghĩa là 2/3 hoặc một nửa là các chi phí trung gian bao gồm cả chi phí vận chuyển. Như vậy các đối tượng trung gian được hưởng lợi nhiều hơn người trồng rừng. Vì vậy biện pháp trên không những góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân mà còn tạo ra nguồn vốn để tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng nguyên liệu.

Việc đầu tư, phát triển những vùng nguyên liệu được coi là một vấn đề trọng yếu, đặc biệt đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu. Đâu tư quy hoạch phát triển những vùng nguyên liệu tiến hành cung cấp nguyên liệu cho

ngành giấy và cho chính TCT là một biện pháp đòi hỏi lượng vốn lớn và thời gian dài, nhưng hiệu quả xã hội và kinh tế mang lại là rất lớn. Nếu Bãi Bằng cùng với Việt Trì liên kết cùng với các doanh nghiệp sản xuất giấy khác đầu tư vào vùng nguyên liệu, thì sẽ mở rộng được vùng nguyên liệu trên quy mô lớn, với những cải tiến công nghệ mang lại hiệu quả thiết thực.

Đồng thời TCT cần tiến hành thay đổi cơ cấu sử dụng vùng nguyên liệu giấy của các nhà máy giấy theo hướng giảm tỉ lệ của bột phi gỗ từ 60% xuống còn 40%, tăng tỉ lệ sử dụng xơ sợi tái sinh, còn tỷ lệ bột gỗ ổn định ở mức 15%. Sử dụng loại cây làm nguyên liệu thay thế cho loại cây gỗ chuyên dùng như thân cây ngô, rơm giạ khụ… là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng thiếu bột giấy nguyên liệu ở nước ta. Hiện nay Bãi Bằng đã trồng loại cây Keo Lai chịu được điều kiện sống khô hạn trên đồi và đây được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho cả ngành giấy nói chung.

Một phần của tài liệu Xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO: Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 47)