Chương II: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạt động xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO.
2.1.1. Bối cảnh thị trường bột giấy và giấy thế giới.
Sau năm 2009 ảm đạm, năm 2010 chứng kiến sự phục hồi vượt bậc. Năm 2011 sẽ không được tốt đẹp như năm 2010 nhưng ngành giấy các nước đang phát triển cũng vẫn sẽ có sự tăng trưởng. Theo dự báo của RISI, công nghiệp giấy thế giới năm 2010 tăng trưởng mạnh nhất trong 26 năm qua. Mức tăng trưởng của năm là 6,7%, tuy nhiên trong mức tăng trưởng này có một lượng tồn kho rất lớn của năm 2009 – một năm coi là năm sa sút nhất trong 35 năm trở lại đây của ngành giấy thế giới. Trong năm 2010, khi nền kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu về giấy tăng là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên, đã xuất hiện cầu ảo khiến cho giá nguyên liệu bột giấy tăng cao.
Năm 2011 dự báo sẽ là năm có nhiều khó khăn cho ngành giấy, do 2 nguyên nhân: Thứ nhất, do lượng tiêu dùng đang giảm trên tất cả các thị trường: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Đặc biệt tại Nhật Bản mặt hàng giấy in, giấy viết và giấy dán sẽ giảm tới hơn 70% do đất nước này đang phải hứng chịu thảm họa kép: động đất, sóng thần; Thứ hai, một phần đáng kể lượng giấy tồn kho từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009 sẽ giảm. Như vậy, nếu so với sản lượng cao của năm 2010 thì sản lượng sản xuất công nghiệp sẽ yếu đi vào năm 2011.
Cùng với đó là năm 2011, dầu tăng giá, năng lượng điện cung cấp hạn chế. Các khu công nghiệp của các nước phát triển phải đối mặt với những suy thoái mới, trong khi chính phủ giảm kích thích tài chính. Các nguyên nhân trên đây, dự báo năm 2011 sẽ tăng trưởng chậm hơn năm 2010.
Ảnh hưởng lớn nhất với công nghiệp giấy và bột giấy 2011 là sự giảm tồn kho. Năm nay nhiều chủng loại không có tồn kho, nhưng ít nhất cũng ổn định sau sự sụt giảm nghiêm trọng của năm 2009. Tồn kho giảm mạnh do tiêu dùng tăng trong năm 2010. Mặt khác, nhu cầu giấy năm 2011 giảm do giá cả tăng cao. Như vậy nhu cầu giấy thế giới 2011 sẽ tăng dưới 3%, hoặc chỉ bằng một nửa năm 2010. Nhu cầu giấy ở các nước đang phát triển tăng khoảng 6%.
Khu vực châu Á Thái Bình Dương
Không đáng ngạc nhiên khi khu vực châu Á Thái Bình Dương phát triển nhất so với tất cả các khu vực sản xuất giấy khác trong hai năm bất ổn vừa qua. Thị trường giấy châu Á tăng trưởng vững chắc trong năm 2010, đạt 6 – 7%. Thị trường giấy báo, giấy in, giấy viết đều phát triển thuận lợi theo sau sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, do sự phục hồi của các thị trường in ấn, quảng cáo và tiêu dùng giấy trong kinh doanh. Sự đảo chiều của hàng tồn kho phần nào cũng góp phần phục hồi nhu cầu tiêu dùng giấy. Sự tăng trưởng thể hiện ở nhu cầu giấy in báo tăng thêm 780.000 tấn, nhu cầu giấy in/viết tăng 2,9triệu tấn (trong đó 1,2 triệu tấn giấy từ bột hóa khụng trỏng phủ và 1,35 triệu tấn giấy tráng phủ).
Sự phục hồi rộng khắp trong khu vực, dẫn đầu là Ấn độ và Trung Quốc với tổng nhu cầu giấy báo tăng thêm 550.000 tấn và giấy in/viết tăng 2,1 triệu tấn. Nhu cầu giấy của các nước trong khu vực hầu hết đều tăng trở lại sau sự sụt giảm năm 2009. Ngoại lệ có Nhật bản, nhu cầu giấy báo giảm nhưng nhu cầu giấy in/viết tăng tương ứng sự giảm sút nhu cầu của giấy báo.
Trong 4 chủng loại giấy in/viết chính, giấy làm từ bột cơ phát triển nhanh hơn, nhưng phần lớn sản lượng là giấy làm từ bột hóa. Nhu cầu giấy tráng phủ năm 2010 tăng 6% (trong khi năm 2009 giảm 7%), bù trừ tăng 710.000 tấn so với năm 2009. Nhu cầu giấy khụng trỏng phủ tăng 5%, bù trừ tăng 1% so với năm 2009. Nhu cầu giấy tráng phủ từ bột cơ tăng 19%, do sự tăng trưởng mạnh ở Trung quốc.
Triển vọng ngành giấy Việt Nam
Nhu cầu tiêu thụ lớn: Trong những năm qua, Ngành giấy Việt Nam đã
có bước tăng trưởng ổn định về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, tốc độ tăng trưởng cao hàng năm, dân số Việt Nam lớn và không ngừng gia tăng, thu nhập của người dân dần được cải thiện trong những năm qua. Ngoài ra Việt Nam còn nằm trong trung tâm của các nước tiêu thụ giấy lớn của khu vực Châu Á.
Năng lực sản xuất giấy và bột giấy thấp: Ngay thị trường giấy Việt
Nam còn nhiều phân khúc bỏ ngỏ như giấy bao bì, giấy in và giấy viết, năng lực sản xuất mới chỉ đáp ứng được 68% nhu cầu nội địa, mặt khác Việt Nam nằm trong tuyến giao thông xuyên suốt của khu vực Đông Nam Á, thuận lợi cho giao thương, trong tương lai gần nếu Việt Nam đưa vào sử dụng dây truyền sản xuất bột giấy hiện đại thân thiện với môi trường, thì việc xuất khẩu bột giấy có thể được thực hiện trong năm 2012.
Dự báo trong trung hạn, tổng cầu giấy in/viết châu Á sẽ tăng trung bình 4,2% /năm, nâng tổng sản lượng lên 53 triệu tấn vào năm 2015, tức tăng thêm 10 triệu tấn so với năm 2010. Trung quốc sẽ thống lĩnh sự tăng trưởng trong khu vực, chiếm 67% lượng tăng thêm do nhu cầu sẽ tăng 6,7 triệu tấn tính từ năm 2010 đến năm 2015. Ấn Độ đứng thứ hai trong khu vực về sản lượng tăng thêm do có dân số khổng lồ, chiếm 15% sự tăng trưởng của khu vực, tức 1,5 triệu tấn. Như vậy nếu Việt Nam tận dụng được lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, nguồn nhân công rẻ để chiếm lĩnh thị trường Châu Á trong thời gian tới thì chắc chắn giấy Việt sẽ có chỗ đứng cạnh các thương hiệu giấy Thái Lan, Indoesia.