II. Các nhóm giải pháp
3. Nhóm các giải pháp hỗ trợ
3.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động
Một trong những giải pháp quan trọng để hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động là xây dựng và hoàn chỉnh bộ công cụ về thị trường lao động, mô hình dự báo cung – cầu lao động ở Việt Nam, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động. Thường xuyên thu thập, xử lý, cung cấp thông tin thị trường lao động từ các Trung tâm Giới thiệu Việc làm và sàn giao dịch việc làm.
Đa dạng hóa các hình thức thông tin nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của mọi nhóm đối tượng với dạy nghề và việc làm. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, nghiên cứu và đưa vào vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về lao động – việc làm vào cuối năm 2010.
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề, về nghề nghiệp, việc làm đối với thanh niên trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông khác đến mọi đối tượng trong xã hội.
Do hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có những định nghĩa thống nhất về các yếu tố cấu thành cũng như bộ chỉ tiêu hệ thống thông tin thị trường lao động phục vụ cho việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dẫn tới hiện tượng một số liệu được nhiều đơn vị công bố với các thông số khác nhau, gây khó khăn cho người sử dụng trong việc lựa chọn một bộ lao động chính thống nên trước mắt cần thống nhất lại các định nghĩa này một cách có hệ thống, đồng bộ giữa các tỉnh, vùng, đơn vị.
Với những biến động thường xuyên của thông tin thị trường lao động thì việc điều tra mỗi năm một lần như hiện nay là chưa đủ mà việc điều tra cập nhật thông tin cần được tiến hành thường xuyên hơn nữa để đáp ứng cho nhu cầu dự báo của quốc gia cũng như nhu cầu sử dụng của các nhà tuyển dụng lao động và người lao động.
Công tác lưu trữ hồ sơ, dữ liệu cần được cải tiến, trang bị thêm các trang thiết bị thông tin, công nghệ phần mềm và cơ sở vật chất hiện đại hơn… để thuận lợi cho cả phía lưu trữ và tra cứu.
KẾT LUẬN
Tạo công ăn việc làm là một trong những bức xúc của xã hội vì đó là một trong những nhân tố quan trọng góp phần ổn định xã hội và tăng trưởng bền vững. Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng lớn để vươn mình lên thành “con rồng Châu Á”, tuy nhiên, để làm được điều đó, cần có một nguồn nhân lực đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đặc biệt là lao động trẻ – lực lượng lao động nòng cốt của nước ta hiện nay. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên quy mô toàn cầu, vấn đề ổn định việc làm cho lao động nói chung và cho lao động trẻ nói riêng càng cấp bách.
Với những hạn chế trong chính sách đào tạo nghề, những lỗ hổng trong việc triển khai thực hiện các chương trình cho thanh niên vay vốn lập nghiệp… nước ta cần tập trung nhiều nguồn nhân lực và vật lực hơn nữa để có thể nhanh chóng giải quyết việc làm cho thanh niên, tạo điều kiện cho “thế hệ nắm giữ vận mệnh tương lai của đất nước” phát triển và cũng đồng thời đưa đất nước ra khỏi tình trạng suy thoái, tiếp tục thực hiện con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo chủ trương, đường lối mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Điều tra lao động – việc làm hàng năm từ 2000 - 2007;
2. Tổng Cục thống kê, Niên giám thống kê các năm 2001 – 2007;
3. Số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005; Nhà xuất bản Lao động – Xã hội – Hà Nội, 2006;
4. Ths. Phan Nguyên Thái, Nguyễn Văn Buồm (2007), Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh;
5. PGS. TS Trần Xuân Cầu, PGS. TS Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực;
6. Báo cáo kết quả điều tra Lao động – Việc làm năm 2007; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ;
7. Đặng Nguyên Anh, Lê Bạch Dương, Nguyễn Hải Vân (2005), Việc làm thanh niên ở Việt Nam: đặc điểm, yếu tố quyết định và ứng đối chính sách; Viện Xã hội học (IOS), Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (MOLISA);
8. Đàm Hữu Đắc, Phương hướng giải quyết việc làm cho thanh niên đến năm 2015; Báo Lao động và Xã hội, số 353 (từ 16 – 28/2/2009);
9. Nguyễn Thị Hải Vân, Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; Báo Lao động và Xã hội, số 350 (từ 1 – 15/1/2009) ;
10. Vũ Phạm Dũng Hà, Định hướng đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm Giới thiệu Việc làm đến năm 2010; Báo Lao động và Xã hội, số 350 (từ 1 – 15/1/2009);
11. PGS. TS. Cao Văn Sâm, Để dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên; Báo Lao động và Xã hội, số 331 (từ 16 – 31/3/2008);
12. Mạc Tiến Anh, Đào tạo nghề ở Việt Nam những chặng đường; Báo Lao động và Xã hội, số 268 + 269 (từ 1 – 31/8/2005);
13.Duy Quốc ((9/10/2008), Lao động trẻ chưa coi trọng đầu tư phát triển nghề nghiệp, Báo Người Lao động, http://www.nld.com.vn/242036P0C1051/lao-dong- tre-chua-coi-trong-dau-tu-nghe-nghiep.htm
14.Hoài Anh (16/12/2008), Lao động trẻ không còn là lợi thế, Báo An ninh Thủ đô; http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=38712&ChannelID=5
15.Linh Nhật (22/3/2009), Khủng hoảng việc làm và trách nhiệm của Chính phủ,
http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/hoso/16594/;
16.Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh mục các quy định, chính sách trực tiếp xúc tiến việc làm và khả năng tìm việc cho thanh niên
Chỉ thị số 145 –TTg ngyaf 6/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thanh niên tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội.
Quyết định số 770/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong. Trong đó quy định về tổ chức và hoạt động của thanh niên xung phong.
Quyết định số 354/QĐ – TTg ngày 28/4/2000 Thủ tướng Chính phủ về tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi; Quyết định số 149/2000/QĐ – TT ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi đối với đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi.
Quyết định số 1169/QĐ – TTg ngyaf 30/8/201 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức các đội y, bác sĩ trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi.
Quyết định số 50/1999/QĐ – TTg về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nghiệp giai đoạn 1999 – 2000
Quyết định số 48/2002/QĐ – TTg về phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới
Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT/BNN –TƯĐTN giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc “Phát huy vai trò của tuổi trẻ trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp – nông thôn giai đoạn 1996 – 2000”
Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT?BNN –TƯĐTN giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc “Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2002 – 2005”
Chương trình phối hợp hoạt động số 16/CTLT ngày 16/3/1998 giữa Ủy ban Dân tộc và miền núi và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc “Phát huy vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội miền núi”
Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT ngày 8/7/1997 và số 02 ngày 10/1/2002 giữa Bộ Thủy sản và ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc “Phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp phát triển ngành thủy sản”
Nghị quyết số 03/NQLT ngày 23/2/1998 giữa Bộ Công nghiệp và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc “Phát huy vai trò xung kích sáng tạo của thanh niên công nhân viên chức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Phụ lục 2: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đền vân đề lao động – việc làm cho thanh niên
Bộ Luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 2/4/2002);
Luật Thanh niên số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị định 39/2003/NĐ – CP, ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm;
Quyết định số 70/2003/QĐ – TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010;
Quyết định số 103/2008/QĐ – TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015;
Quyết định số 81/2005/QĐ – TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn ;
Quyết định số 267/2005/QĐ – TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;
Quyết định số 157/2007/QĐ – TTg ngày 17/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên;
Chỉ thị số 11/2006/CT – TTg ngày 27/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp;
Nghị định số 120/2007/NĐ – CP, của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên;
Thông tư số 116/2004/TT – BTC ngày 7/12/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ – CP, ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT – BTC – BLDTBXH ngày 19/01/2006 của Liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 81/2005/QĐ – TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.