Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ (Trang 81 - 84)

III. Đánh giá tác động của các chính sách việclàm trong giai đoạn từ

3. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra

3.1 Bài học kinh nghiệm

Kết quả phân tích trên đây cho thấy lao động trẻ là một nhóm xã hội không thuần nhất với những đặc điểm đa dạng liên quan đến lứa tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thành phần dân tộc, trình độ học vấn, khu vực sinh sống… Quan niệm truyền thống coi thanh niên như một tổ chức đoàn thể do TW Đoàn thanh niên làm đại diện giờ đây không còn phù hợp với đặc điểm đa dạng của giới trẻ. Những khác biệt trong nội bộ thanh niên cũng như giữa dân số trẻ với dân số trưởng thành của người Việt Nam đã gợi lên hướng tiếp cận mới về chính sách. Đó là việc xây dựng các chính sách cho thanh niên, bao gồm chính sách về việc làm, cần thấy rằng đây là lực lượng lao động gồm nhiều nhóm nhân khẩu – xã hội khác nhau, có những nhu cầu khác nhau và bị chi phối bởi hàng loạt các yếu tố khác nhau. Con đường đến với việc làm và phát triển nhân lực của họ cũng không giống nhau. Công tác hoạch định chương trình, chính sách cần tránh quan điểm coi thanh niên là một nhóm xã hội thuần nhất. Các chính sách cần mang tính đặc thù và cụ thể hóa để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của lực lượng lao động trẻ. Trong khi xây dựng, các chương trình, chính sách ngoài chỉ tiêu số lượng cần đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lượng việc làm, cần chú ý không chỉ đến tạo việc làm mà còn cả những khía cạnh xã hội của việc làm. Trong khi tình hình kinh tế có nhiều biến động, đặc biệt là bối cảnh hội nhập và chịu tác động ngày càng mạnh của tình hình thế giới, trong điều hành chương trình, cần thường xuyên đánh giá, xem xét và có giải pháp điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu.

Thứ hai, để phát triển việc làm cho lực lượng lao động trẻ, cần chú trọng đồng thời ba lĩnh vực:

- Cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về giải quyết việc làm cho thanh niên thành luật pháp, cơ chế chính sách và chương trình việc làm;

- Phát triển hệ thống sự nghiệp về lao động – việc làm như: dịch vụ việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động… nhằm mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động nói chung và cho lao động nói riêng;

- Xã hội hóa giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội (Đoàn thanh niên, Hôi thanh niên Việt Nam…) và toàn dân.

Ba là, kinh nghiệm thực tiễn thời kỳ đổi mới cho thấy, cùng với phát triển kinh tế và xã hội, thì xây dựng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm cùng với các chương trình, dự án hỗ trợ riêng cho lao động trẻ nhằm gắn mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động, đồng thời hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế trong cơ chế thị trường, đã góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc nhất về việc làm.

3.2 Những vấn đề đặt ra

Số việc làm mới tạo ra tuy có xu hướng tăng, nhưng thiếu vững chắc, chất lượng việc làm chưa cao và đặc biệt giá trị lao động của việc làm còn thấp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên còn cao, cao hơn mức chung của cả nước, nhất là ở nhóm tuổi 15 – 19 và ở khu vực thành thị (tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 5%, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi 15 – 19 là 7%, và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị là 10,7% trong khi tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước là 4,91% (số liệu thống kê năm 2007).

Chất lượng lao động trẻ tuy đã có nhiều tiến bộ, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thanh niên nông thôn và thanh niên đô thị còn khá cao, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động còn kém (nhất là lao động nông thôn)… Nhiều lao động trẻ sau khi được cử đi đào tạo ở nước ngoài không quay trở lại làm việc khiến cho nhiều doanh nghiệp e ngại, không muốn sử dụng lao động trẻ. Vì vậy, cần có thêm những chính sách rõ ràng để trọng dụng nhân tài, tôn vinh những người

có năng lực và đóng góp lớn, vừa phải chú ý đảm báo việc làm đầy đủ cho người lao động có nhu cầu, vừa phải tập trung đào tạo việc làm có giá trị và chất lượng cao.

Chế độ, chính sách ưu đãi đối với lao động làm việc ở vùng sâu, vùng xa (lương, phụ cấp, chế độ sinh hoạt…) chưa thực sự hấp dẫn đối với các thanh niên trẻ mới ra trường, trong khi điều kiện ở các khu vực này lại quá khó khăn, kém phát triển nhiều so với thành thị. Do đó, muốn thu hút nguồn nhân lực trẻ vào những khu vực này cần phải có những chính sách ưu đãi hơn nữa.

Định hướng nghề nghiệp và sự năng động, chủ động trong tìm và tạo việc làm của lao động thanh niên còn thấp. Các chương trình đào tạo nghề cũng như công tác định hướng nghề nghiệp cho lao động trẻ sát với thực tế hơn nữa.

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w