Các điều kiện ảnh hưởng đến du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 33)

Nhân tố chính của DLST chính là các điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên tại địa phương. Du khách đến với DLST của một địa phương với mục đích tham quan, ngắm cảnh hay khám phá một hệ sinh thái hoang sơ nào đó. Mục đích này chỉ thực sự được thoả mãn khi địa điểm DLST có điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Nên DLST muốn phát triển tốt cần phải có điều kiện tự nhiên về DLST thuận lợi.

1.2.3.2. Các yếu tố kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cá nước và thế giới

Hoạt động du lịch là hoạt động mang tính tổng hợp. Phát triển kèm theo nó là hàng loạt các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ăn ở, đi lại, du ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm của du khách… Để đáp ứng được các nhu cầu này đòi hỏi các ngành kinh tế khác nhau phải cùng sản xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch. Các ngành nghề kinh doanh này là một phần quan trọng của nền kinh tế xã hội tại một địa phương. Khi nền kinh tế xã hội phát triển mạnh, kéo theo đó là các hoạt động sản xuất kinh doanh này cũng phát triển mạnh, đáp ứng một cách đầy đủ và kịp thời nhu cầu phong phú đa dạng của du khách.

1.2.3.3. Sự quan tâm của các cấp chính quyền và của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước

Các doanh nghiệp tư nhân chính là những người trực tiếp hoạt động để tạo ra sản phẩm DLST. Sự quan tâm đầu tư phát triển của các doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước là nhân tố chính để tạo nên những sản phẩm DLST đa dạng, độc đáo và thu hút khách du lịch. Nhưng hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động khác đều phải được tiến hành dưới những nguyên tắc, những yêu cầu nhất định. Các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý chính là những người tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng thời cũng ban hành một hệ thống luật pháp để điều hành hoạt động của các doanh nghiệp đi theo một định hướng nhất định, đạt mục tiêu phát triển DLST.

1.2.3.4. Ý thức phát triển và bảo vệ DLST của người dân

Các địa điểm DLST mặc dù nằm ở những nơi hoang sơ nhưng thường gắn với cuộc sống của người dân bản địa. Đó có thể là những người có trình độ, được

tiếp xúc với văn hoá hiện đại, nhưng đó cũng có thể là những nhóm người dân tộc thiểu số, cuộc sống du canh du cư. Nạn phá rừng, đốt nương làm rẫy của nhóm người này ảnh hưởng rất lớn tới nguồn tài nguyên thiên nhiên DLST. Nên ý thức và trình độ hiểu biết của người dân rất quan trọng đối với trường hợp này. Phát triển DLST phải đồng thời với việc xây dựng một ý thức phát triển và bảo vệ DLST của người dân bản địa.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 33)