Nhóm giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhânlực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 86 - 88)

Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động hiện tại đang làm việc trong ngành du lịch, phù hợp với tính chất và nội dung công việc của họ.

Hiện nay, đội ngũ lao động du lịch toàn tỉnh khá lớn, gần 50.000 người, trong đó lao động DLST chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng gần 4.000 lao động. Tuy

nhiên, lực lượng lao động này thực sự vẫn chưa hoạt động hiệu quả do bị hạn chế về một số mặt. Bởi vậy, ngành du lịch của tỉnh cùng với các cấp chính quyền cần có một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ lao động này. Cụ thể một số biện pháp như sau:

- Xã hội hoá du lịch, nâng cao hiểu biết về du lịch cho cán bộ nhân viên ngành du lịch trực tiếp tiếp xúc với khách góp phần hình thành môi trường du lịch lành mạnh, thuận lợi.

- Mở những cuộc thi nghề, trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ nhân viên du lịch với nhau để cán bộ công nhân viên có cơ hội cọ xát và nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại cho cán bộ, công nhân viên các nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch cũng như các cán bộ quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, người lao động học tập kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch ở một số nước phát triển mạnh về du lịch thông qua quan hệ tại một số nước có trình độ.

Tập trung đầu tư đào tạo lực lượng lao động mới, tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai.

Lực lượng lao động mới này là một sự hứa hẹn, là sức mạnh tiềm tàng của DLST trong giai đoạn tới. Đó là những học sinh, sinh viên khởi đầu với một kiến thức rất nhỏ hẹp về du lịch, cần phải có những biện pháp, chính sách đào tạo thật phù hợp, trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng cho nguồn nhân lực tương lai này. Cụ thể:

- Mở rộng năng lực các cơ sở đào tạo chuyên nguyện hiện có, phát triển nhiều mô hình đào tạo du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

- Khuyến khích các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ nhu cầu giảng và dạy học.

- Mở nhiều chuyến đi thực tế, đến các địa điểm DLST trên địa bàn tỉnh để học sinh, sinh viên có thêm những kiến thức thực tế hữu ích cho công việc sau này.

Một số giải pháp tổng hợp khác

Ngoài những giải pháp tập trung vào lực lượng lao động hiện tại và tương lai, tỉnh cần có những giải pháp tổng hợp đối với nguồn nhân lực du lịch:

- Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài, có chế độ đãi ngộ thoả đáng để thu hút nguồn nhân lực tài năng trong ngành du lịch về với du lịch Thừa Thiên Huế, đặc biệt là đội ngũ quản lý.

- Kết hợp với các cơ quan chức năng, các cấo có thẩm quyền của tỉnh trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ ngành du lịch.

- Yêu cầu các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án nước ngoài phải có chương trình chuyển giao công nghệ quản lý, kinh doanh cho các bộ quản lý và người lao động Việt Nam.

- Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động, sang tạo và có đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trong hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ ngành du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w