Sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 42 - 44)

2.1.2.1. Các tuyến du lịch

- Các tuyến du lịch nội tỉnh.

• Tuyến du lịch Cố đô Huế;

• Tuyến du lịch Thành phố Huế - Thuận An - Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai;

• Tuyến du lịch Thành phố Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân;

- Các tuyến du lịch liên tỉnh.

• Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh - Khe Sanh - Lao Bảo;

• Huế - Quảng Trị - Lao Bảo;

• Tuyến du lịch Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân - Đà Nẵng - Hội An.

2.1.2.2. Cơ sở lưu trú

Năm 1995 số phòng lưu trú đạt 1.349 phòng, 2000 đạt 2.115 phòng, năm 2005 đạt 4000 phòng; còn năm 2008 con số này đạt 6131 phòng; giai đoạn 1995 - 2005 tốc độ tăng trưởng phòng khách sạn thực tế đạt 11,48%/năm. Số phòng lưu trú của tỉnh có tốc độ tăng chậm, chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách du lịch

So với cả nước và khu vực miền Trung - Tây Nguyên, số phòng lưu trú của Thừa Thiên Huế mới đạt 3,69% (cả nước) và 12,88% (khu vực miền Trung - Tây Nguyên)..

Về cơ cấu hệ thống cơ sở lưu trú. Tính đến năm 2008, toàn tỉnh có 279 cơ sở lưu trú với hơn 6.000 phòng và 11.345 giường trong đó có 247 cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Số lượng khách sạn là 136 khách sạn với gần 5.400 phòng, trong đó có 70 khách sạn được công nhận hạng 1 - 4 sao chiếm tỷ lệ 24,44% trong tổng số cơ sở lưu trú của tỉnh.

Công suất sử dụng phòng bình quân năm 2008 là 60 - 65%.

Nhìn chung, chất lượng cơ sở lưu trú của Thừa Thiên Huế đang tăng lên khá nhanh về số lượng. Số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 - 4 sao cũng tăng lên hiện chiếm hơn 20% trong tổng số cơ sở lưu trú.

Tuy nhiên, tỷ lệ khách sạn quy mô nhỏ (dưới 20 phòng) vẫn còn khá lớn chiếm tỷ lệ 30% số khách sạn của Thừa Thiên Huế và đặc biệt chúng đang có chiều hướng phát triển nhanh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú của du lịch Thừa Thiên Huế. Khách sạn quy mô nhỏ chiếm tỉ lệ cao cũng là biểu hiện của sự phát triển du lịch cộng đồng ở Huế. Hầu hết các hộ gia đình, các đơn vị kinh doanh nhỏ với nguồn vốn có hạn và mục tiêu

thu hồi vốn nhanh chỉ triển khai xây dựng các khách sạn nhỏ, chất lượng vừa đủ phục vụ khách du lịch.

2.1.2.3. Cơ sở ăn uống và vui chơi giải trí

Với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, đồng thời thoả mãn nhu cầu khám phá, thưởng thức của khách du lịch; việc phục hồi các loại hình văn hoá truyền thống đạt được nhiều thành quả đáng biểu dương thông qua việc tổ chức thành công các kỳ Festival, các nhà sáng tác, nghệ sĩ, nghệ nhân và học sinh sinh viên các trường Đại học Nghệ Thuật Huế đã góp phần lưu giữ và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc, độc đáo của Di sản phi vật thể Huế đưa vào phục vụ du lịch có hiệu quả.

Nhiều điểm vui chơi giải trí, các công trình phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn cho nhân dân và cho du khách được xây dựng.

Hệ thống các nhà hàng trên địa bàn có sự tăng nhanh về lượng và chất; trong đó một số nhà hàng được đầu tư lớn, đủ tiện nghi và điều kiện phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách có thu nhập và chi tiêu cao.

2.1.2.4. Vận chuyển khách du lịch

Các loại hình vận chuyển khách được từng bước đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Đến nay, số đầu xe trong các doanh nghiệp du lịch khoảng 80 xe chất lượng tốt với năng lực vận chuyển khoảng 1.200 chỗ; Các phương tiện vận chuyển công cộng phát triển mạnh, chất lượng các loại hình vận chuyển bằng xe thô sơ từng bước được nâng lên. Số lượng thuyền du lịch trên sông có gần 125 chiếc, đủ năng lực vận chuyển khách kể cả trong mùa cao điểm. Sân bay Phú Bài được cải tạo nâng cấp đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn và được công nhận là sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bước đầu khai thác có hiệu quả việc đón tàu du lịch cập cảng Chân Mây, trong 5 tháng đầu năm 2007 đã tổ chức đón 8 tàu du lịch nước ngoài với hơn 8.000 lượt khách.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w