Tình hình thị trường mặt hàng dược phẩm

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hợp đồng và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty CPC.1” potx (Trang 28 - 29)

Hiện nay trên thị trường thuốc hợp pháp lưu hành 3 nguồn:

- Thuốc nhập khẩu chính thức qua các công ty xuất nhập khẩu y tế và thuốc được sản xuất trong nước.

- Thuốc được đưa vào theo đường phi mậu dịch. - Thuốc viện trợ.

Theo quyết định số 111/TTg và thông tư số 14/thị trường-BYT nguồn thuốc phi mậu dịch được hạn chế tối đa. thông tư số13/1998/TT-BYT ngày 15/10/1998 quy định thuốc viện trợ được quản lý và sử dụng theo chương trình, không được phép bán ra thị trường. Như vậy về cơ bản thuốc trên thị trường chủ yếu là nguồn nhập khẩu chính thức và thuốc sản xuất trong nước. Ngoài ra cũng còn từ nguồn nhập lậu, tiểu nghạch. Theo thống kê thì giá trị thuốc nhập khẩu không ngừng gia tăng. Năm 1997 là 387, 1 triệu USD, năm

28

1998 là 416 triệu USD, và năm 1999 là 450 triệu USD. Với khoảng 8000 mặt hàng thuốc lưu hành chính thức trên thị trường trong đó nhập khẩu khoảng 4500 mặt hàng. Các mặt hàng thuốc có thể được phân loại như sau:

- Thuốc tim mạch.

- Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. - Thuốc chống nhiễm khuẩn.

- Thuốc vè bộ máy tiêu hoá. - Thuốc tác dụng trên hệ hô hấp. - Thuốc trợ lực:vitamin, dịch truyền…

Theo công ty CPC.1 thì mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là thuốc và nguyên liệu làm thuốc kháng sinh, các thuốc độc AB (thuốc tác động vào tim mạch và hệ thần kinh trung ương).

Trên thị trường thuốc hiện nay, người dân có thể mua thuốc ở mọi nơi. Với sự đa dạng và phong phú về chủng loại thuốc, người thầy thuốc được lựa chọn thuốc, người dân cũng có thể mua thuốc để tự điều trị cho mình.

Với mô hình bệnh tật ở vùng nhiệt đới, bệnh nhiễm khuẩn luôn giữ vị trí hàng đầu, hàng năm tỉ lệ thuốc kháng sinh chiếm khoảng 30% đến 40% giá trị nhập khẩu.

Theo nghiên cứu cho thấy nhu cầu thuốc tăng trung bình hằng năm trên 10%. Với lý do chính là sự già hoá dân chúng và ngân sách dành cho bảo vệ sức khoẻ tăng lên. Tiền thuốc bình quân trên đầu người năm 1992 là 1,5USD/người, 1993 là 2,5 USD, năm 1994 là 3,2 USD.

Về tình hình nhà cung cấp: cho đến cuối năm 1999 có khoảng 200 công ty nước ngoài của trên 20 nước chính thức được Bộ Y tế cấp giấy phép bán dược phẩm vào Việt Nam. đây là một thực tế rất thuận lợi cho việc lựa chọn nhà cung cấp, mặt hàng nhập khẩu.thợc tế cho thấy giá trị trung bình một hợp đồng thường không lớn mà lý do chính là bên nhập thường thiếu vốn, thị trường nhỏ lẻ và tình hình thị trường bất ổn định.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hợp đồng và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty CPC.1” potx (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)