Giải pháp mới (TFO/TrFO)

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển mạch mềm trong mạng di động thế hệ thứ 3 WCDMA (Trang 46 - 47)

Chương 2: GIẢI PHÁP CHUYỂN MẠCH MỀM TRONG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

2.1.5.Giải pháp mới (TFO/TrFO)

Trong các mạng lõi viễn thông và các mạng truyền tải hiện nay, thông tin thoại thời gian thực đều dựa trên tiêu chuẩn G.711 (PCM 64kbps). Ngược lại, hệ thống các mạng di động tế bào (truy nhập) (GSM+EDGE (GERAN), TDMA, PDC, cdmaOne, cdma2000 and WCDMA (UTRAN)) sử dụng thoại

nén. Ở ranh giới mạng truy nhập vô tuyến và mạng lõi, tín hiệu thoại cần được

chuyển đổi giữa hai kiểu nén khác nhau này.

Thông thường, trong cuộc gọi giữa MS-MS, tín hiệu thoại được mã hóa tại MS phát, được gửi đi, được chuyển đổi theo luật A hoặc luật µ theo khuyến nghị G.711 của ITU-T, được truyền qua mạng, được chuyển đổi lần nữa, rồi gửi đến MS nhận và cuối cùng được giải mã tại MS nhận (Hình …). Theo cấu hình này có 2 bộ mã hóa (chính xác là 2 bộ mã hóa/giải mã), do đó cơ chế mã hóa thoại này gọi là "Tandem Operation" (Cơ chế mã hóa thoại có chuyển tiếp). MS/UE MS/UE PLMN A PLMN B Transcoding Function

Encoding Compressed Speech Decoding ITU-T G.711 A-Law/µ-Law Encoding Compressed Speech Decoding

Transcoding Functions

Transcoding Function

Hình 2.12: Cơ chế mã hóa thoại thông thường (có chuyển tiếp)

Ưu điểm của việc mã hóa theo G.711 là giúp cho các hệ thống truy nhập tương thích với nhau. Tuy nhiên, nó còn một số nhược điểm sau:

- Mỗi bước mã hóa làm giảm chất lượng thoại.

- Chí phí vận chuyển trong mạng lõi cao hơn.

- Mã hóa theo G.711 trong mạng lõi cản trở dòng thông tin số khác giữa các thiết bị đầu cuối.

TFO/TrFO giải quyết được tất cả các nhược điểm nêu trên. Hơn nữa, TFO/TrFO còn mang lại những lợi ích sau:

- Tăng hiệu quả sử dụng băng thông

- Chất lượng thoại giữa các di động được tăng cường - Chi phí truyền dẫn giảm

- Trễ truyền dẫn giảm

- Cơ sở cho tăng cường chất lượng thoại trong tương lai.

AMR-WB: Thích hợp cho mạng phân lớp và kiến trúc mạng MSC truyền thống (GSM and WCDMA).

SCUDIF: Thích hợp cho mạng phân lớp (WCDMA).

TFO - Tandem Free Operation

Tandem Free Operation (TFO) được sử dụng với mục đích tránh việc mã hóa thoại 2 lần từ MS tới MS (đối với GSM), từ MS tới UE (đối với GSM/3G) hoặc từ UE tới UE (đối với 3G).

Khi kết nối giữa MS phát và MS nhận sử dụng cùng kiểu mã hóa thoại, khung thoại sẽ được truyền trong suốt từ MS phát đến MS nhận mà không cần chức năng mã hóa trung gian. Cơ chế mã hóa thoại này gọi là "Tandem Free Operation".

Transcoding Function Transcoding

Function

Transcoding Functions Bypassed

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển mạch mềm trong mạng di động thế hệ thứ 3 WCDMA (Trang 46 - 47)