MSC Server/MGW kết hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển mạch mềm trong mạng di động thế hệ thứ 3 WCDMA (Trang 82 - 85)

- Original PCM speech samples on the MSB

3.4.3.MSC Server/MGW kết hợp

Chương 3: CÁCH THỨC TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP MSS

3.4.3.MSC Server/MGW kết hợp

Trong những giải pháp đáp ứng yêu cầu khách hàng, giải pháp thích hợp hơn cả là sử dụng kiến trúc phân lớp, MSC server và MGW được phân tách. Tuy nhiên, phát triển từ mạng GSM, MSC có thể được cấu hình thực hiện các chức năng của cả server và MGW. Do đó, giải pháp thứ hai là kết hợp kiến trúc server và MGW.

Hình 3.12: Kiến trúc MSC server/M-MGw

Kiến trúc phần mềm của MSC Server/Media Gateway bao gồm cả MSC server và MSC Media gateway dựa trên nền tổng đài AXE 810.

Kết luận chương:

Giải pháp của Ericsson triển khai mạng phân lớp (Mobile Softswitch- MSS) nhằm kết hợp giữa hạ tầng sẵn có của mạng 2G hiện tại và hướng tới mạng 3G trong tương lai gần. Giải pháp này sử dụng phiên bản MSS R4.1 (MSC-server R12 và MGW R4.1).

Kết luận và kiến nghị

Sự phát triển bùng nổ của mạng Internet, nhu cầu sử dụng các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói di động ngày càng tăng, đặc biệt là các dịch vụ truyền thông đa phương tiện dựa trên nền IP chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của công nghệ mạng thông tin di động theo một kiến trúc mới, kiến trúc phân lớp mềm dẻo và linh hoạt. Đối với các mạng GSM, việc lựa chọn kiến trúc mạng phân lớp lấy nền tảng truyền dẫn là công nghệ IP là giải pháp tiết kiệm, chất lượng và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới.

Kết quả của quá trình chuyển đổi ta sẽ được mạng phân lớp. Đây là kiến trúc mạng đã tiết kiệm đáng kể về mặt truyền dẫn. Bên cạnh đó, mạng có tính tập trung điều khiển mang lại khả năng dễ dàng quản lý, tiết kiệm chi phí vận hành khai thác. Hơn nữa, các phương thức TrFO và TFO sẽ nâng cao chất lượng và giảm chi phí về mặt đầu tư truyền dẫn trong mạng một cách đáng kể.

Việc chuyển đổi kiến trúc mạng phải đảm bảo các yêu cầu:

1. Các bước phát triển mạng phải tuân theo các khuyến nghị của 3GPP, tương thích với công nghệ GSM và các công nghệ trong tương lai đã được thử nghiệm, triển khai thành công trên thế giới; đảm bảo các không có sự khác biệt lớn giữa các dòng sản phẩm trên thị trường.

2. Quá trình chuyển đổi không làm gián đoạn dịch vụ trong mạng hiện tại.

3. Đảo bảo việc tái sử dụng tối đa với các tài nguyên sẵn có.

4. Các bước trong quá trình phát triển mạng phải riêng biệt, sự phức tạp và chi phí phải được giảm thiểu để không có sự chênh lệch so với mạng truyền thống.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Cúc và các thầy cô trong khoa đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển mạch mềm trong mạng di động thế hệ thứ 3 WCDMA (Trang 82 - 85)