Các giao diện trong mạng lõi GSM/WCDMA

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển mạch mềm trong mạng di động thế hệ thứ 3 WCDMA (Trang 56 - 60)

- Original PCM speech samples on the MSB

2.2.1.1. Các giao diện trong mạng lõi GSM/WCDMA

Trong kiến trúc phân lớp, MSC server và MGw là các nút chính trong miền chuyển mạch kênh. Chúng tạo ra các giao diện để điều khiển báo hiệu, xử lý tải và thiết lập đường dẫn. Trong kiến trúc không phân lớp, MSC bao gồm cả chức năng server và chức năng của MGw.

Giao diện G Control Part (CP): MSC – MSC

Giao diện giữa MSC – MSC là một phần ứng dụng di động (MAP - Mobile Application Part).

Giao diện giữa MSC và HLR là một giao diện MAP, dùng để trao đổi thông tin liên quan đến việ định vị trạm di động và quản lý các dịch vụ của thuê bao.

Giao diện F: MSC – EIR

Giao diện giữa MSC và EIR là một giao diện MAP, dùng để trao đổi thông tin cần thiết cho công nhận thiết bị di động.

Giao diện L và INAP: MSC – SCF

Giao diện giữa MSC và SCF (Service Control Function) bao gồm phần ứng dụg mạng thông minh INAP - Intelligent Network Application Part, dựa trên giao diện giữa SCF và SSF gắn trên MSC server. Giao diện này được dùng cho SCF để cung cấp các dịch vụ IN. Giao diện L dựa trên MAP.

Hình 2.24: Các giao diện trong mạng lõi GSM/WCDMA Giao diện Gs: MSC – SGSN

Giao diện Gs kết nói cơ sở dữ liệu của MSC server và SGSN.

Giao diện Iu: MSC – RNC

Giao diện giữa MSC và RNC là phần ứng dụng mạng truy nhập vô tuyến - RANAP (Radio Access Network Application Part), giao diện này

cung cấp báo hiệu để thiết lập, duy trì và gải phóng kết nối trong mặt phẳng người dùng Iu (WCDMA RAN – MSC Server/Media Gateway).

Giao diện A: MSC – BSC

Giao diện giữa MSC và BSC là giao diện báo hiệu BSSMAP cung cấp báo hiệu để thiết lập, duy trì và gải phóng kết nối và kiểm soát chuyển gaio trong mạng GSM.

Giao diện với PSTN

Giao diện giữa MSC và PSTN là giao diện báo hiệu N-ISUP (Narrow band ISUP) cung cấp báo hiệu để thiết lập, duy trì và gải phóng kết nối trong mặt phẳng người dùng giữa Media Gateway và PSTN.

Giao diện với ISDN

Giao diện giữa MSC và ISDN là giao diện báo hiệu N-ISUP (Narrow band ISUP) cung cấp báo hiệu để thiết lập, duy trì và gải phóng kết nối trong mặt phẳng người dùng giữa Media Gateway và ISDN.

Giao diện MSC – MSC:

Giao diện giữa MSC và MSC là giao diện báo hiệu N-ISUP (Narrow band ISUP) cung cấp báo hiệu để thiết lập, duy trì và gải phóng kết nối trong mặt phẳng người dùng giữa Media Gateway và PLMN.

Giao diện MSC Server – MGW:

Giao diện này sử dụng giao thức GCP cho phép MSC server điều khiển media Gateway.

Giao diện Gb

Giao diện Gb kết nối BSS - Base Station System và SGSN để trao đổi thông tin báo hiệu và dữ liệu người dùng.

Giao diện Gi

Giao diện Gi nhận diện các điểm kết nối giữa GGSN và mạng dữ liệu gói bên ngoài.

Giao diện Gr

Giao diện Gr được SGSN sử dụng để khôi phục thông tin nhận thực từ một HLR và thông báo cho HLR tương ứng vị trí của UE. Giao diện Gr dựa trên giao thức MAP.

Giao diện Gd

Một dịch vụ dữ liệu đặc trưng của các thuê bao di động là dịch vụ SMS. Nó cho phép UE gửi gói dữ liệu tới một UE khác. Việc truyền SM được chia thành 2 pha, pha phía thiết bị phát và pha phía thiết bị thu.

Giao diện Gp

Giao diện Gp đảm bảo kết nối tới mạng PLMN GPRS khác và mang lưu lượng roaming tới các mạng khác. Giao diện Gp kết nối một SGSN với một GGSN mạng ngoài hoặc ngược lại.

Giao diện Gs: SGSN- MSC

Giao diện Gs kết nối cơ sở dữ liệu MSC server và SGSN.

2.2.1.2. Các giao thức báo hiệu

• Giao thức BSSAP giữa MSC-S và BSC (giao diện A)

• Giao thức RANAP giữa MSC Server và RNC (giao diện Iu)

• Giao thức GCP (Gateway Control Protocol) giữa MSC Server và M- MGw (giao diện Mc)

• Giao thức BICC (Bearer Independent Call Control) định tuyến giữa các MSC Server (giao diện Nc)

• Giao thức Q.AAL2 (Bearer Control Protocol) trong lớp vận chuyển AAL2 (giao diện Iu and Iur)

• Giao thức ISUP (ISDN User Part) định tuyến tới mạng ISDN

• Giao thức IPBCP (IP bearer control protocol) giữa các M-MGw (giao diện Nb)

Hình 2.25: Các giao thức báo hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển mạch mềm trong mạng di động thế hệ thứ 3 WCDMA (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w