Duy trì các biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra trong giao dịch TMĐT của công ty

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty bia Hà Nội (Trang 79 - 82)

Môi trường làm việc

3.2.1 Duy trì các biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra trong giao dịch TMĐT của công ty

ra trong giao dịch TMĐT của công ty

 Công ty cần thường xuyên trao đổi thông tin với các ngân hàng đối tác, các trung tâm an ninh mạng, cơ quan bảo vệ pháp luật về tội phạm công nghệ cao và cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT để kịp thời phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng. Đặc biệt là các sự

cố nghiêm trọng có thể xảy ra trong TTTT như: tệ nạn người mua sử dụng thẻ giả hoặc đánh cắp tài khoản của người khác để thanh toán tiền hàng; khi NgânLượng.vn được tích hợp với các website bán hàng khác để làm công cụ thanh toán cho các website đó thì rất có thể gặp tình huống người mua thanh toán tiền cho một trang web lừa đảo (phishing); các tình huống nghiêm trọng như vậy thì cần phải có sự phối hợp của tất cả các cơ quan trên thì mới có thể giải quyết ổn thỏa được.

 Cần chú trọng hơn tới cơ sở pháp lý của các giao dịch điện tử, trong đó nổi cộm lên 2 vấn đề là cơ sở pháp lý của các hợp đồng điện tử và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng.

Về cơ sở pháp lý của các hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử là nhân tố quan trọng trong hệ thống pháp luật về TMĐT và nó có ảnh hưởng đến các vấn đề pháp lý khác của TMĐT, đây được coi là nhân tố then chốt cho bất cứ một hệ thống pháp lý của bất cứ một quốc gia nào về TMĐT. Do đó, trong TMĐT cần đảm bảo có sự sáng tỏ một loạt vấn đề trong hợp đồng điện tử như: chữ ký điện tử, văn bản điện tử, giao dịch điện tử, thời điểm giao kết hợp đồng, vấn đề chủ thể tham gia hợp đồng, thanh toán trong hợp đồng, cơ chế giải quyết tranh chấp…

Về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng

Trong giao dịch TMĐT, quy cách hàng hóa, chất lượng hàng hóa đều ở dạng số, người mua không có điều kiện biết được chất lượng hàng hóa trước khi mua. Cho nên sự rủi ro đối với người mua trong TMĐT sẽ cao hơn so với thương mại truyền thống, đó là chưa kể tới khả năng bị nhầm lẫn các cơ sở dữ liệu, bị lừa gạt bởi các thông tin và các tổ chức bất hợp pháp trên mạng. Công ty cần phải nghiên cứu và xây dựng một chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng một cách hợp lý và chặt chẽ hơn nữa.

Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý trong phần này đó chính là giải quyết các tranh chấp: sự phát triển nhanh chóng của TMĐT sẽ kéo theo sự gia tăng số lượng các vụ tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử. Tranh chấp trong TMĐT thường xảy ra giữa các doanh nghiệp, cá nhân ở các vùng miền khác nhau trong một nước hoặc ở các quốc gia khác nhạu. Vì vậy, việc lựa chọn luật áp dụng, địa điểm và cơ

quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là vấn đề không đơn giản, bởi nó đụng chạm đến các vấn đề phức tạp nhất của tư pháp quốc tế: như nơi ở thường trú, nơi diễn ra giao dịch, nơi có hàng hóa… trong khi đó những yếu tố này gần như không tồn tại trong thế giới ảo của TMĐT. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp TMĐT nói chung và Peacesoft nói riêng đó là phải có nền tảng kiến thức chắc chắn về TMĐT và các điều luật liên quan để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và chính bản thân doanh nghiệp, điều này sẽ đóng vai trò quan trong quyết định tới uy tín cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

 Vấn đề thuế trong hợp đồng TMĐT: Sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của TMĐT cũng tạo ra các mối quan ngại về thuế. Các cơ quan thuế thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định và căn cứ tính thuế, thuế suất. Đặc biệt đối với các mặt hàng mua từ eBay chuyển về Việt Nam cần phải qua kiểm tra hải quan nên vấn đề này càng cần phải chú trọng. Trong trường hợp một công ty TMĐT ở một số nước có số lượng lớn khách hàng ở các quốc gia khác nhau thường tạo ra sự bất đồng giữa hai cơ quan thuế hai nước về thẩm quyền, ai được quyền thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… Đặc biệt rất khó xác định được cơ sở thường trú, địa điểm giao dịch, nơi tiêu thụ trong những trường hợp như vậy.

 Về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Phần lớn đối tượng trong TMĐT là các ấn phẩm trí tuệ, đặc biệt là sản phẩm có thể số hóa. Các chức năng và kỹ thuật công nghệ trong TMĐT có thể cho phép các chủ thể tham gia nhân bản không hạn chế số lượng các sản phẩm sở hữu trí tuệ với chất lượng không đổi, đồng thời cho phép chuyển, gửi không hạn chế về mặt số lượng các bản sao đến các địa chỉ trên toàn cầu trong khoảng thời gian nhanh nhất. Internet với các hacker được coi là máy copy khổng lồ, vi phạm thường xuyên quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn chưa hoàn chỉnh, hiệu quả thấp. Đây thực sự là một thách thức đối với pháp luật để vừa bảo vệ được quyền lợi và khuyến khích chủ sở hữu trí tuệ, vừa bảo đảm cho sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Cần chú trọng đảm bảo an toàn dữ liệu và bảo mật thông tin: Hàng ngày hàng giờ trên thế giới thông tin điện tử và Internet, số vụ tấn công của các hacker vào các Website ngày càng gia tăng và mức độ nghiêm trọng hơn, ban đầu chỉ là để chứng tỏ mình, sau đó chuyển hướng nhằm mục đích trục lợi… Hiện nay,

Bộ luật hình sự nước ta đã quy định một số hành vi bị coi là tội phạm như: hành vi sử dụng trái phép thông tin trên mạng, hành vi tạo ra và phát tán virus trên máy tính… Nhưng trên thực tế, chúng ta chưa xử lý và truy tố hành vi của một hacker nào. Pháp luật cần bổ sung các quy định về an toàn dữ liệu và bảo mật thông tin, đồng thời cũng kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty bia Hà Nội (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w