Matlab-Simulink 1 Matlab

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình chống sét van trong matlab-simulink để bảo vệ chống quá điện áp cho thiết bị điện (Trang 25 - 27)

CÔNG CỤ MATLAB SIMULINK TRONG MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỆN

2.1.Matlab-Simulink 1 Matlab

2.1.1. Matlab

MATLAB có nguồn gốc từ chữ Matrix laboratory, là ngôn ngữ máy tính dùng để tính toán kỹ thuật. Matlab kết hợp tính toán với lập trình và đồ họa trong môi trường phát triển tương tác, với các hàm và công cụ có sẵn. Phần cốt lõi của chương trình bao gồm một số hàm toán, các chức năng nhập xuất cũng như khả năng điều khiển chu trình, thêm vào đó có thể thêm vào các bộ công cụ (toolbox) với phạm vi chức năng chuyên dùng mà người sử dụng cần.

Những năm gần đây, Matlab-simulink và các toolbox kèm theo đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với các ngành kỹ thuật. Điều này trước hết là do Matlab cung cấp một công cụ tính toán và lập trình bậc cao dễ sử dụng, hiệu quả và thân thiện với người dùng.

Matlab-Simulink giúp người sử dụng dễ dàng thực hiện các bài toán mô hình hóa, mô phỏng trên máy tính và sau cùng là tạo ra được các sản phẩm ứng dụng trong thực tế.

Ưu điểm tiếp theo của Matlab là tính mở. Các hàm Matlab và các toolbox không ngừng phát triễn bổ sung theo sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, là công cụ trợ giúp phong phú và trực tiếp. Do đó người dùng dễ dàng tra cứu bất kỳ một vấn đề nào đó cần thiết.

2.1.2. Simulink

Simulink là phần mở rộng của Matlab. Simulink là công cụ dùng để mô phỏng và phân tích hệ thống động liên tục, rời rạc, tuyến tinh và phi tuyến thông qua giao diện GUI dưới dạng sơ đồ khối. Giao diện đồ họa trên màn hình của Simulink cho phép thể hiện hệ thống dưới dạng tín hiệu với các khối chức năng quen thuộc. Simulink cung cấp cho người sử dụng một thư viện rất phong phú, có sẵn với số lượng lớn các khối chức năng cho các loại hệ thống khác nhau. Hơn thế nữa người sử dụng cũng có thể tạo nên các khối riêng của mình.

Để làm việc với Simulink, trước hết phải khởi động Matlab, sau đó gọi lệnh simulink ta sẽ thu được kết quả như hình 2.1

Hình 2.1 Cửa sổ giao diện của Matlab- Simulink

Simulink gồm các khối thư viện, mỗi thư viện có chứa nhiều thư viện con, mỗi khối thư viện con có một chức năng riêng

Trong thư viện con có các khối chức năng

Tính chất của các khối chức năng : Tất cả các khối chức năng đều được xây dựng theo mẫu giống nhau. Mỗi khối có một hay nhiều đầu vào/ ra (trừ các khối đặc biệt ), tên ở giữa các khối thể hiện đặc điểm của khối. Người sử dụng có thể tùy ý thay đổi tên của khối, tuy nhiên mỗi tên chỉ sử dụng duy nhất một lần trong phạm vi cửa sổ mô hình mô phỏng. Khi nháy kép trực tiếp vào khối ta sẽ mở cửa sổ tham số Block Parameters và có thể nhập thủ công các tham số đặc trưng của khối

Simulink phân biệt hai loại khối chức năng : Khối ảo và khối thực. Các khối thực đóng vai trò quyết định khi chạy mô hình mô phỏng simulink. Việc thêm bớt khối thực sẽ thay đổi đặc tính của hệ thống đang mô phỏng. Ngược lại, các khối ảo không có khả năng thay đổi đặc tính của hệ thống, chúng chỉ có nhiệm vụ thay đổi diện mạo đồ họa của mô hình simulink. Một số khối chức năng mang đặc tính ảo hay thực tùy thuộc vào vị trí hay cách thức sử dụng chúng trong mô hình mô phỏng, các mô hình đó được xếp vào loại mô hình ảo có điều kiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình chống sét van trong matlab-simulink để bảo vệ chống quá điện áp cho thiết bị điện (Trang 25 - 27)