BIẾN ÁP 4.1.Mục đích
4.4.2.2. Xây dựng mô hình các phần tử phi tuyến A0và A
Điện trở phi tuyến có đặc tính V-I như sau :
Iref : dòng điện qui chuẩn theo điện áp qui chuẩn
α : số mũ được xác định theo đặc tính phi tuyến có giá trị từ 10 ÷ 50
Tuy nhiên, ở đây sẽ thành lập hai mô hình điện trở phi tuyến A0 và A1 với các giá trị đặc tính phi tuyến được cho bảng 4.1 ( thu được từ đường cong đặc tuyến V-I )
Mô hình điện trở phi tuyến A0 và A1, xem như một khối “ Controlled Current Source” với dòng điện I là một hàm phi tuyến theo điện áp u.
Hình 4.8. Sơ đồ thiết kế phần tử phi tuyến
Nhóm tất cả các phần tử được dùng để thành lập một điện trở phi tuyến và đặt tên là A0.Hai đầu của phần tử được đặt tên là In và Out.
Phần tử phi tuyến dùng 2 khối của thư viện Powerlib và hai khối của thư viện Simulink. Hai khối của Powerlib đó là “ Voltage measurement” để ghi lại điện áp ở hai cực của phần tử phi tuyến và một khối “ Controlled Current Source” để tín hiệu của Simulink là khối “ Look-Up Table” thành tín hiệu dòng điện. Hai khối của Simulink là khối “Fcn” từ thư viện “ Fcn & Table” để chuyển tín hiệu liên tục thành rời rạc đưa vào khối “ Look-Up Table” để xử lý tín hiệu điện áp đưa vào.Khối “ Look-Up Table” có chức năng chuyển giá trị điện áp đưa vào và cho giá trị dòng điện tương ứng. Khối “Fcn” có chức năng làm cho thuật toán trên máy tính được giải nhanh hơn để tránh vòng lặp đại số trong mạch.