Tác dụng của kháng bù ngang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình chống sét van trong matlab-simulink để bảo vệ chống quá điện áp cho thiết bị điện (Trang 42 - 43)

MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CSV BẢO VỆ QUÁ ĐIỆN ÁP CHO TỤ BÙ DỌC VÀ KHÁNG BÙ NGANG

3.1.2.Tác dụng của kháng bù ngang

Bù ngang là mắc song song cuộn kháng ở đầu nhận nhằm mục đích tiêu thụ một phần công suất dư thừa. Kháng bù ngang là phần tử tiêu thụ công suất phản kháng trong trường hợp đường dây không tải hoặc non tải, đặc biệt đối với đường dây siêu cao áp. Trong trường hợp đường dây không tải hoặc non tải, dung dẫn khá lớn gây ra hiện tượng tăng điện áp đột ngột trên dọc tuyến đường dây,đánh hỏng cách điện,gây trở ngại cho việc đóng lặp lại và trong 1 số trường hợp làm quá tải các máy phát do phải chịu đựng dòng điện dung khá cao,điện áp ở cuối đường dây có thể tăng cao quá mức cho phép. Bằng cách đặt kháng bù ngang ở cuối đường dây có thể giữ điện áp không vượt quá giới hạn cho phép.

Điện áp tại một điểm bất kì trên đường dây dài: V(x)=coshγx.V2+Zc.sinhγl.I2

Khi đường dây không tải: I2=0

Ta có được biểu thức liên hệ giữa điện áp đầu và điện áp cuối đường dây:

1 cosh 1 2 V l V γ =

Xét đường dây với các thông số được cho ở phần trên. Ta tính được điện áp dọc theo chiều dài đường dây khi không tải:

Vị trí cách đầu

phát(km) 0 100 200 300 400 500 600 700

Điện áp(kV) 500 503,01 512,21 528,18 551,98 585,33 630,96 693,22 Điện áp(pu) 1 1,006 1,0244 1,0564 1,104 1,1707 1,2619 1,3864

Bảng 3.2. Điện áp dọc đường dây khi không sử dụng kháng bù ngang

Bảng 3.5. Điện áp dọc đường dây khi không sử dụng kháng bù ngang

Khi đường dây không tải, điện áp cuối đường dây tăng lên hơn 1,3864 lần điện áp đầu đường dây,giá trị này rất lớn. Để hạn chế quá điện áp này sẽ phải lắp đặt kháng bù ngang ở cuối đường dây.Việc thay đổi dung lượng kháng bù ngang sẽ dẫn đến điện áp tại tải thay đổi nhiều.

Hình 3.6. Sự thay đổi điện áp đầu nhận khi thay đổi dung lượng của kháng bù ngang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mô hình chống sét van trong matlab-simulink để bảo vệ chống quá điện áp cho thiết bị điện (Trang 42 - 43)