Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu ở Công ty

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Quảng Phát (Trang 27 - 29)

*Phân loại:

+ Căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, chia nguyên vật liệu thành:

-Nguyên vật liệu chính: Bao gồm 2 loại là Tôn lá và Dây thép.

-Vật liệu phụ: Bao gồm các thùng giấy, túi nilon, băng dính để bao gói và đựng sản phẩm.

-Vật liệu khác: Bao gồm phế liệu do quá trình sản xuất sản phẩm loại ra ( tôn và dây thép vụn)

+ Căn cứ vào nguồn gốc của nguyên vật liệu, toàn bộ nguyên vật liệu của Công ty là mua ngoài.

* Đánh giá nguyên vật liệu:

Các nguyên vật liệu của Công ty đều do mua ngoài. Do đó, để đánh giá trị giá nguyên vật liệu, kế toán sử dụng giá vốn thực tế để đánh giá.

- Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho:

Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho từ mua ngoài bao gồm: Trị giá mua, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, thuế không đợc hoàn lại ( nếu có). Nếu chi phí vận chuyển, bốc dỡ do bên bán chịu thì trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho chỉ bao gồm trị giá mua – là giá bán ghi trên hóa đơn ( giá cha có thuế GTGT) cộng (+) thuế không đợc hoàn lại (nếu có).

Ví dụ: Ngày 03/11/2004, Công ty nhập kho vật liệu Tôn lá mạ thiếc loại MR, phiếu nhập kho số PN 24, ngày 03/11/2004, số lợng: 30.000 kg. Số vật liệu này mua của Công ty TNHH Perstima (KCN Việt Nam-Singapore, Thuận An- Bình Dơng), hóa đơn GTGT số 001028 ngày 02/11/2004:

Giá bán cha có thuế: 457.986.730 đ; Thuế GTGT(thuế suất 5%): 22.899.336 đ; Tổng giá thanh toán: 480.886.066 đ.

Theo thoả thuận (ghi trong điều 5 của Hợp đồng mua bán số PVC05030066S, ngày 20/10/2004), toàn bộ các chi phí vận chuyển, bốc xếp sẽ do bên bán chịu.

Với tài liệu trên, Công ty tính trị giá vốn thực tế nhập kho của vật liệu Tôn lá mạ thiếc loại MR nh sau:

Trị giá vốn thực tế nhập kho bằng (=): 457.986.730 đ, tức bằng giá mua cha có thuế GTGT.

Trong trờng hợp đặc biệt, phải nhập lại nguyên vật liệu trớc đó (có thể do thay đổi đơn đặt hàng, hoặc do thừa) thì trị giá vốn của nguyên vật liệu nhập lại kho sẽ bằng trị giá vốn xuất kho trớc đó.

- Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho:

Để xác định trị giá vốn xuất kho của nguyên vật liệu, Công ty áp dụng phơng pháp “ Nhập trớc xuất trớc”. Đây là phơng pháp dựa trên giả thiết số hàng nào nhập kho trớc đó thì xuất kho trớc và lấy đơn giá nhập thực tế của số hàng đó là đơn giá xuất.

Ví dụ: Trong tháng 11/2004, Công ty có có tài liệu sau về vật liệu Tôn lá mạ thiếc loại MR:

- Tồn ngày 01/11 : SL: 5.500 kg; ĐG: 14.334,8; ST: 78.841.400; - Xuất ngày 01/11 : SL: 5.500 kg; - Nhập ngày 03/11 : SL: 30.000 kg; ĐG: 15.266,2243; ST: 457.986.730; - Xuất ngày 04/11 : SL: 25.000 kg; - Nhập ngày 25/11 : SL: 15.000 kg; ĐG: 14.600,0 ; ST: 219.000.000. Với tài liệu trên, Công ty tính trị vốn thực tế xuất kho của nguyên liệu Tôn lá- MR trong tháng cho từng phiếu xuất nh sau:

Phiếu xuất số PX28, ngày 01/11 : 5.500x14.334,8 = 78.841.400 Phiếu xuất số PX30, ngày 04/11/2002 : 25.000x15.266,2243 =381.655.608 Cộng cả tháng: 460.497.008

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Quảng Phát (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w