Ba khoảng trống thời gian hay khoảng trống liên khung (IFS) khác nhau xác định trên Hình 2.11. Các khoảng trống liên khung độc lập với tốc độ dữ liệu. IFS ngắn (SIFS) là IFS ngắn nhất và được sử dụng cho tất cả các tác động đáp ứng tức thời (ví dụ như quá trình truyền dẫn các gói ACK, RTS, CTS). IFS thực hiện chức năng phối hợp điểm (PIFS) có độ dài trung bình sử dụng để dò tìm các nút trong khoảng thời gian giới hạn. IFS thực hiện chức năng phối hợp phân bố (DIFS) là IFS dài nhất được
sử dụng như thời gian trễ nhỏ nhất giữa các gói dữ liệu truyền dẫn liên tiếp. Khe thời gian được xác định và được sử dụng cho các mục đích lùi chờ phát. Khe thời gian là tổng của thời gian ấn định kênh (cảm biến sóng mang), thời gian xoay vòng máy thu, trễ truyền sóng, và trễ xử lý lớp MAC. SIFS là hàm của độ trễ thời gian, trễ xuất hiện trong quá trình giải mã phần tiêu đề/phần mào đầu PLCP, thời gian quay vòng máy thu, và thời gian trễ xử lý lớp MAC. Chuẩn 802.11 xác định các giá trị khác nhau của khe thời gian và SIFS cho các lớp vật lý khác nhau. Ví dụ, trong các mạng LAN DSSS, chuẩn 802.11 xác định SIFS=10µsvà khe thời gian TS=20µs. Đối với các
mạng LAN FHSS, SIFS=28µs và khe thời gian TS=50µs. DIFS được xác định bằng
SIFS+2xTS trong khi PIFS được xác định bằng SIFS+TS. Như ở trong Bảng 2.4, IFS ở các hệ thống DSSS nhỏ hơn ít nhất hai lần so với IFS ở các hệ thống FHSS. Điều này có nghĩa là một quá trình truyền dẫn DSSS chứa ít thông tin phụ hơn do các khoảng trống thời gian liên khung. Khe thời gian ở chuẩn Ethernet 10 Mbps được xác định bằng thời gian của 512 bit hay 51,2µs. Tuy nhiên, độ rộng khe thời gian này cũng tính đến thời gian cần thiết cho quá trình phát hiện xung đột.
Hình 2. 12 Các định nghĩa khoảng trống liên khung
Khoảng trống liên khung DSSS FHSS DFIR
SIFS 10µs 28µs 7µs
PIFS 30µs 78µs 15µs
DIFS 50µs 128µs 23µs
Khe thời gian 20µs 50µs 8µs
Bảng 2. 7 Các đặc tả khoảng trống liên khung