Các mạng LAN trực tiếp và khuyếch tán

Một phần của tài liệu các vấn đề của mạng nội hạt vô tuyến wlan (Trang 31 - 32)

Quá trình truyền dẫn hồng ngoại trong các mạng WLAN có thể là trực tiếp (tầm nhìn thẳng) hoặc khuyếch tán (phản xạ). Trong các LAN hồng ngoại trực tiếp, các máy phát và máy thu phải hướng vào nhau để truyền thông tầm nhìn thẳng. Các máy phát sử dụng các chùm tia tập trung băng hẹp trong khi các máy thu hoạt động với các góc nhìn tương đối nhỏ. Do đó một LAN hồng ngoại trực tiếp dễ bị che khuất bởi các đồ vật hay con người ở giữa máy phát và máy thu. Hầu hết các mạng LAN hồng ngoại trực tiếp cung cấp các kết nối Ethernet hoặc vòng thẻ bài. Các mạng khác sử dụng các chùm laser công suất cao được định hướng để truyền số liệu, thoại và video tốc độ cao giữa các toà nhà. Tốc độ số liệu thay đổi từ 1 đến 155 Mbps ở cự ly khoảng 1 đến 5 km. Các mạng LAN hồng ngoại trực tiếp hiệu năng cao chủ yếu được sử dụng chỉ để triển khai các mạng cố định. Các mạng này không thực tế khi áp dụng cho các nút di

động vì việc liên kết chính xác giữa máy phát và thu là khá khó khăn và là không thể đối với thông tin di động.

Các hệ thống LAN hồng ngoại khuyếch tán không yêu cầu tầm nhìn thẳng trực tiếp nhưng chỉ có thể được sử dụng trong nhà vì chúng phụ thuộc nhiều vào năng lượng hồng ngoại phản xạ để truyền thông. Các tín hiệu hồng ngoại lấp đầy vùng phủ sóng giống như quá trình chiếu sáng trên cao sử dụng các bề mặt phản xạ (các bức tường, các vật cản, trần nhà) để phản xạ tín hiệu giữa máy phát và máy thu. Điều này ngụ ý rằng có thể có được một tầm nhìn rộng bằng việc sử dụng các máy phát bao gồm nhiều nhiều bộ phát hướng đến các hướng khác nhau và sử dụng các máy thu gồm nhiều lớp photodiode. Các tín hiệu hồng ngoại phát đi chiếu sáng trần nhà trong khi các máy thu được hướng về phía trần nhà để tách sóng ra năng lượng sóng hồng ngoại. Ngoài ra, vì các tín hiệu phát đi theo nhiều đường, nên cho phép truyền thông đẳng hướng độc lập về vị trí và sự định hướng anten nút di động. Thuận lợi của phương pháp này là ở chỗ máy phát có thể truyền thông với nhiều máy thu. Hiện tượng che khuất không phải là vấn đề lớn vì ánh sáng chỉ đi đến máy thu nhờ quá trình phản xạ bởi môi truờng xung quanh. Điểm bất lợi là ở chỗ khoảng cách và tốc độ số liệu bị giảm do tổn thất năng lượng hồng ngoại. Các hệ thống khuyếch tán thường là tán sắc theo thời gian gây ra bởi truyền sóng đa đường hơn các hệ thống trực tiếp vì tầm nhìn rộng hơn có nghĩa là có nhiều hơn ánh sáng đập vào các bề mặt phản xạ và có nhiều hơn các ánh sáng phản xạ được thực hiện tách sóng. Trong cùng một vùng, nhiễu chồng lấn giữa các ký tự gây ra bởi các đường là như nhau, bất chấp tín hiệu vô tuyến hay hồng ngoại. Tuy nhiên, fading phẳng (hay fading Rayleigh) nói chung không làm suy yếu nhiều đối với tia hồng ngoại độ dài bước sóng rất ngắn tạo ra một vùng không gian nhỏ chỉ tác động đến một phần nhỏ của các bộ tách sóng dùng photodiode. Hiện nay tốc độ dữ liệu cao nhất mà các mạng LAN hồng ngoại khuyếch tán cho phép bị giới hạn ở 4 Mbps và các mạng LAN này hoạt động trong vùng từ 10 đến 20 m.

Một phần của tài liệu các vấn đề của mạng nội hạt vô tuyến wlan (Trang 31 - 32)