Chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Cty xi măng Hải Phòng.doc (Trang 59 - 65)

II. HACH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY XI MĂNG HẢI PHÒNG.

15211 60.226.120 Bari sunfat cho sản xuất xi măng đen 21.679

2.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Công ty thực hiện nguyên tắc phân phối tiền lương theo lao động. Tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng cá nhân, từng bộ phận lao động. Việc quy định trả lương cho cá nhân người lao động không phân phối bình quân. Những bộ phận sản xuất chính đòi hỏi kỹ thuật cao, những người lao động đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ giỏi, đóng góp vai trò quan trọng cho việc hoàn thành nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của Công ty thì mức tiền lương được trả cao hơn người làm công việc chuyên môn nghiệp vụ thông thường. Lao động giản đơn phổ biến thì mức lương được trả cân đối với lao động cùng loại trên địa bàn. Hệ số chênh lệch do Công ty và đơn vị quy định. Người lao động làm việc nào hưởng lương việc đó.

Căn cứ vào đơn giá Tổng Công ty giao, kế hoạch quỹ tiền lương và hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2000. Công ty phân phối và giao lại tiền lương sản phẩm và lương thời gian cho các thành viên theo hiệu quả sản xuất , năng xuất,

Từ đơn giá Công ty giao, các đơn vị thành viên xí nghiệp trực thuộc các đơn vị hưởng lương sản phẩm , lương khoán có trách nhiệm phân phối trả lương tới tổ và người lao động theo quy chế trả lương nội bộ phù hợp với luật lao động và quy chế của Công ty . Bản quy chế phải được công đoàn cung cấp thoả thuận phổ biến đến từng người lao động và đăng ký với Công ty trước khi thi hành. Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động phải ghi trên bảng lương và sổ thu nhập theo mẫu quy định của Công ty.

Để đảm bảo được yêu cầu sản xuất kinh doanh , Tổng Công ty tiến hành tổ chức xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương cho từng bộ phận, bên cạnh đó phải đảm bảo được mối quan hệ hợp lý về thu nhập tiền lương bình quân giữa các đơn vị trong Công ty. Đồng thời căn cứ vào cơ cấu tổ chức, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và chế độ chính sách của nhà nước, mà Công ty có những hình thức trả lương như: trả lương theo thời gian và theo sản phẩm lương khoán.

+ Đối với những cán bộ công nhân viên trong đơn vị không đủ điều kiện làm khoán (KCS, bảo vệ, y tế ... ) và nhân viên quản lý thì được trả lương theo thời gian và hệ số chức danh:

Lt = ( LCB + PC ) . K1. K2 . K3 . N1 + ( LK + PCK ) . N2 Lt : lương tổng

LCB + PC : là lương cơ bản 26/ CP mức lương tối thiểu 180.000 đ + phụ cấp chức vụ.

K1 : là hệ số chức danh chung của mỗi cán bộ công nhân viên do lãnh đạo Công ty đánh giá, xác định tuỳ theo vài trò vị trí phức tạp của từng bộ phận cá nhân trong sản xuất kinh doanh . Ví dụ : Giám đốc có hệ số 2,2, Phó giám đốc thứ nhất: 2,1, Bí thư đảng uỷ : 1,8.

K2 : hệ số xác định mức độ hoàn thành kế hoạch quỹ lương hàng tháng. K2CT = Quỹ lương thực hiện/ Quỹ lương kế hoạch

K3 : hệ số chất lượng lao động của từng người trong tháng, do thủ trưởng đơn vị nhận xét, xếp loại theo các mức sau:

Mức 1 = 1,1 là những công nhân viên hoàn thành xuất sắc các công việc được giao, những công việc chính, quan trọng trong đơn vị chấp hành tốt nội quy của Công ty .

Mức 2 = 1,0 là những cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ giao và chấp hành các nội quy.

Mức 3 = 0,9 là những cán bộ công nhân viên chưa hoàn thành nhiệm vụ, hoặc không làm đủ 8 giờ, hoặc vi phạm kỷ luật lao động.

N1 : ngày công làm việc có hệ số.

N2: ngày công nghỉ lễ, phép theo chế độ không có hệ số. LK + PCK : lương khác + phụ cấp khác như : phép, BHXH ...

+ Đối với những đơn vị hưởng lương sản phẩm như : Máy đá, Lò nung, ... thì được giao đơn giá:

Đơn giá theo đơn vị sản phẩm chính: là đơn giá tổng hợp tiền lương công nhân sản xuất chính + lương quản lý + lương phục vụ + các phụ cấp ( chống nóng độc hại, ca 3 ) + hệ số bổ sung chung của tất cả các công nhân, công việc trong điều kiện công nghệ cụ thể.

Đơn giá giao theo chất lượng sản phẩm : Sản phầm loại 1 hưởng 100% đơn giá G1 Sản phầm loại 2 hưởng 70% đơn giá G1 Sản phầm loại 3 hưởng 30% đơn giá G1

Nếu tỷ lệ phế phẩm vượt quá quy định, đặc biệt là thứ phẩm loại 3 do chủ quan gây ra thì phân loại 3 vượt quá sẽ trả = 20% G1. Tiêu chuẩn chất lượng và tỷ lệ từng loại do Phòng kỹ thuật sản xuất căn cứ vào TCN - TCCS và điều kiện cụ thể để xây dựng.

Ví dụ: tại phân xưởng lò nung đơn giá giao 1 tấn clanhke sản xuất xi măng PC 30

G1 : 4.200 đ loại 1 ≥ 93% G2 : 2.950 đ loại 2 5% - 7% G3 : 1.300 đ loại 3 2% - 0%

Nếu sản phẩm loại 3 vượt quá mức quy định lượng vượt hưởng 850 đ.

+ Đối với các đơn vị làm khoán thì Công ty giao đơn giá cụ thể cho từng công việc như đơn giá 1 công xây dựng cơ bản là 13.760 đ công xây vá trong lò là 14.480 đ ...

Để phù hợp với nhiều loại hình công việc nhiều điều kiện và môi trường khác nhau các đơn vị làm khoán sản phẩm xây dựng các đơn giá chi tiết và chia lương phù hợp với luật lao động có thể áp dụng phương thức chia lương sau:

- Chia theo hệ số chức danh + phân loại ABC : các lãnh đạo đơn vị xây dựng các hệ số chức danh cho từng công việc , chức danh cụ thể từ đơn giản đến phức tạp, từ quản lý đến lao động trực tiếp làm cơ sở chia lương tới tổ. Hàng tháng tổ lại tiếp tục phân loại chất lượng lao động theo các mức A, B, C để chia tới từng người.

- Cách chia lương thứ 2 là tuy trả theo công việc nhưng tách làm 2 phần: phần 1 theo lương cơ bản 26/ CP , phần 2 còn lại theo hệ số chức danh và phân loại A, B, C như trên phương thức này áp dụng cho các công việc có yêu cầu đào tạo chuyên môn kỹ thuật, tay nghề khác nhau nhưng vẫn khuyến khích chung mọi người tích cực.

* Khi nghiệm thu kỹ thuật và khối lượng công việc phải bao gồm các cán bộ Phòng kỹ thuật, phòng cơ điện, phòng tổ chức lao động và phòng xây dựng cơ bản , tuỳ theo từng công việc cụ thể mới đủ tiêu chuẩn pháp lý để thanh toán lương. Khi nghiệm thu các thành viên phải trực tiếp ghi lại chi tiết các số đo theo danh điểm mức thực tế đã làm vào cột duyệt nghiệm thu, làm cơ sở quyết toán vật tư và theo dự toán hoặc bản khai công ở cơ sở.

* Thủ tục thanh toán lương: Các đơn vị làm khoán sản phẩm có bản thống kê khối lượng và chất lượng sản phẩm , công việc hoàn thành và tỷ lệ xin tạm ứng lương hoặc quyết toán. Các đơn vị hưởng lương khoán công việc khi duyệt lương phải có biên bản khảo sát giao việc hoặc dự toán và biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành với đủ thành phần theo quy định.

Các công việc vặt phải có xác nhận khối lượng, số lao động , giời làm việc thực tế của đơn vị giao việc.

Các đơn vị hưởng lương thời gian phải có bảng chấm công theo quy định, nếu có công thêm giờ phải có chứng từ duyệt của giám đốc, các quyết định học, họp ...

Công ty dùng TK 622 để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp đó là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm , trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương , tiền công các khoản phụ cấp bảo hiểm xã hội. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được Công ty trích theo đúng chế độ quy định tức là Công ty trích 15% BHXH quỹ lương cấp bậc, BHYT 2% quỹ lương cấp bậc, KPCĐ 2% lương thực tế và 6% BHXH, BHYT vào lương công nhân viên.

Tại mỗi phân xưởng ngày công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất thông qua bảng chấm công. Cuối tháng, kế toán phân xưởng căn cứ vào chấm công và đơn giá sản phẩm của phân xưởng mình, khối lượng hoàn thành của phân xưởng , lập bảng thanh toán lương cho từng người trong phân xưởng.

Bảng thanh toán lương xây được chuyển qua phòng TCLĐ - TL để duyệt sau đó kế toán phân xưởng gửi bản chấm công và bảng thanh toán lương lên phòng KTCT ở Công ty . Kế toán các phần hành liên quan căn cứ vào đó kiểm tra lại bảng thanh toán lương toàn Công ty , sau đó lập bảng phân bổ lương và BHXH.

Bảng lương chi tiết của các xí nghiệp phụ thuộc ( Tràng Kênh, Vận tải sửa chữa thuỷ ... ) do giám đốc xí nghiệp được quyền chia theo quy chế phân phối nội

lương của xí nghiệp trực thuộc vẫn qua Phòng TCLĐ Công ty duyệt để vào tổng hợp.

Trước đây Công ty có phân xưởng xi măng trắng độc lập hạch toán nên tất cả chi phí nhân công trực tiếp của phân xưởng này được kết chuyển vào TK 1542. Từ năm 1997 Công ty sát nhập phân xưởng này với phân xưởng lò nung, nên từ các bảng thanh toán lương của các đơn vị , tổ đội, phân xưởng kế toán vào được bảng tổng hợp thanh toán lương hàng tháng. Sau đó căn cứ vào Bảng tổng hợp thanh toán lương lập nên bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( tách riêng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xi măng trắng và đen ).

Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội.

Tháng 12 năm 2000 TK 334 TK 338 Tổng số TK 3382 TK 3383 TK 3384 1/ Chi phí nhân công TT 2.036.182.92 7 107.260.38 6 84.769.25 2 12.358.504 10.132.680 xi măng đen 1.864.738.42 5 107.260.38 6 84.769.25 2 12.358.504 10.132.680 xi măng trắng 171.441.502 2/ Chi phí sản xuất chung 77.087.369 11.253.721 8.673.246 1.327.420 1.253.055 xi măng đen 43.867.000 11.253.721 8.673.246 1.327.420 1.253.055 xi măng trắng 33.220.369

3/ Chi phí bán hàng 22.367.000 3.270.280 1.462.320 967.328 840.632 4/ Chi phí QLXN 125.850.672 17.857.000 13.421.26 0 2.823.708 1.612.032 Tổng cộng 2261487968 139.641.38 7 108.326.800 983.838.03 2 13.838.340

Dựa vào Bảng phân bổ tiền lương tháng 12 năm 2000 ta thấy phải trả cho nhân công trực tiếp trong tháng là 2.036.182.927

Nợ TK 621: 2036.182.927 Có TK 334: 2036.182.927

Căn cứ vào chế độ trích nộp BHXH, KPCĐ, BHYT của nhân công trực tiếp số tiền trích phân bổ vào chi phí sản xuất trực tiếp là 107.260.386 đ, khoản này được phân bổ hết vào chi phí sản xuất xi măng đen.

Nợ TK 622: 107.260.386 Có TK 338 : 107.260.386

3382: 84.769.2523383: 12.358.504 3383: 12.358.504 3384: 10.132.630 Cuối tháng kết chuyển chi: Nợ TK 154: 2143.443.313

1541: 1.971.998.8111542: 171.444.502 1542: 171.444.502 Có TK 622: 2.143.443.313

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Cty xi măng Hải Phòng.doc (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w