II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỂ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY XIMĂNG HẢI PHÒNG.
Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Qua thực tế trong công ty xi măng Hải Phòng ta thấy: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng do sự cố gắng trong việc tổ chức và quản lý chi phí sản xuất công ty đã những kết quả đáng khích lệ, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, tình hình tài chính được cải thiện.
Tuy nhiên, đi sâu vào nghiên cứu phân tích tình hình thực tế ta thấy bên cạnh những mặt đạt được công ty còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất cũng như quản lý chi phí.
Trong quá trình nghiên cứu thực tế phương pháp hạch toán tính giá thành sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng. Em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến góp phần phục vụ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Đối với sản phẩm dở dang là clinker có thể áp dụng cân trượt clinker như một số nhà máy khác đang sử dụng. Tức là khi clinker sản xuất ra sẽ được đưa ra cân trượt trước khi đưa vào silô chứa clinker. Khối lượng clinker dở dang cuối kỳ = số lượng clinker sản xuất trong kỳ – số lượng clinker suất dùng cho sản xuất xi măng + số lượng clinker dở dang đầu kỳ.
kỳ và lượng bùn dở dang cuối kỳ = lượng bùn dở dang đầu kỳ + lượng bùn sản xuất ra trong kỳ – lượng bùn xuất dùng sản xuất clinker trong kỳ.
Khối lượng xi măng bột cũng có thể dựa vào định mức kỹ thuật và được suy ra từ số lượng bùn và clinker đã xuất dùng xi măng bột là sản phẩm dễ thất thoát. do đó để đánh giá khối lượng tồn cuối kỳ 1 cách chính xác đòi hỏi phải có sự quản lý theo dõi chặt chẽ tại phân xưởng. Như vậy, công ty giao trách nhiệm cho lãnh đạo phân xưởng.
- Đối với hệ thống tài khoản tập hợp chi phí thì công ty có thể tính theo đối tượng tính giá thành để thuận tiện hơn trong công tác tập hợp tính giá thành. Nếu như mở theo từng phân xưởng thì khi nhìn một cách tổng quát vào tài khoản chi phí sẽ không rõ khoản chi phí nào dùng cho sản xuất xi măng đen và xi măng trắng.ví dụ:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã mở các tài khoản cấp 2 cho từng phân xưởng. Mỗi phân xưởng lại tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm cho nên mở thêm các tài khoản cấp 3 như
Tk 62111 : Chi phí nguyên vật liệu chính tại phân xưởng máy đá cho xi măng đen.
Tk 62112 : Chi phí nguyên vật liệu chính tại phân xưởng máy đá cho xi măng trắng.
Trên thực tế khi tính giá thành sản phẩm thì công ty phân bổ hết khoản chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo quỹ lương cấp bậc của bộ phận công nhân trực tiếp vào chi phí sản xuất xi măng đen. Như thế giá thành từng loại sản phẩm sẽ không phản ánh chính xác. Công ty nên phân bổ trực tiếp từng khoản trích lương trên từng bộ phận công nhân sản xuất kết chuyển vào chi phí sản xuất của 2 sản phẩm riêng biệt.
Do các đặc trưng cơ bản về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm , đặc điểm tổ chức sản phẩm và đặc điểm sản phẩm, …. Chi phối rất lớn đến công tác quản lý, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm của công ty. Do vậy phải nghiên cứu phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành phù hợp.
Để phù hợp vớiđặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của công ty xi măng Hải Phòng thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải được xác định là các giai đoạn sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở các giai đoạn này là phương pháp trực tiếp tức là chi phí ở giai đoạn nào tập hợp vào giai đoạn đó. Cuối kỳ kế toán lập các bảng kê chi phí sản xuất theo từng giai đoạn để xác định được chi phí sản xuất thực tế phát sinh của mỗi giai đoạn đó, làm cơ sở cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do sản phẩm xi măng phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau và kết thúc mỗi giai đoạn sản xuất sẽ tạo ra nửa thành phẩm. Nửa thành phẩm ở các giai đoạn đều có thể được bán ra ngoài ( như đá, clinker, ). Mặt khác, công ty cũng có thể mua nửa thành phẩm ở bên ngoài để tiếp tục chế biến xi măng. Nên đối tượng tính giá thành hợp lý nhất với công ty xi măng Hải Phòng là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm là các loại xi măng ở giai đoạn cuối cùng.
Xuất phát từ đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí, và đối tượng tính giá thành đã chọn. Để tính giá thành một cách chính xác hơn giúp các kế toán quản trị trong quá trình lập kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện thuận tiện trong việc tính toán hiệu quả kinh tê từng giai đoạn. Công ty có thể áp dụng phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm ( kết chuyển tuần tự từng khoản mục…). Tuy nhiên, trong các giai đoạn cụ thể ở từng bước công nghệ. Theo phương pháp này thì sản phẩm của công ty trải qua 4 giai đoạn sản xuất liên tục. Sản phẩm của giai đoạn thứ nhất là bùn pate, thành phẩm của giai đoạn 2 là clinker, của giai đoạn 3 là xi măng bột, giai đoạn 4 là xi măng bao.
Giai đoạn 1: Tình giá thành bùn bate, chi phí sản xuất được tập hợp ở phân xưởng máy đá. Trong giai đoạn này có thể áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành bùn bate được chứa tại giếng bùn( sau khi loại trừ chi phí sản xuất phát sinh đầu kỳ và cuối kỳ). Nguyên vật liệu chính trong giai đoạn này là Đất sét, đá vôi và quặng sắt.
chính ở giai đoạn trước chuyển sang kết hợp với chi phí sản xuất phát sinh ở 2 giai đoạn nghiền than và lò nung để xác định giá thực tế của clinker.
Giai đoạn 3: Tính giá thành xi măng bột, đối tượng tính giá thành ở giai đoạn này là xi măng rời với các mác phẩm cấp khác nhau như PC30, PC40 …. Bột xi măng tuy là sản phẩm dở dang của công ty song nó cũng là sản phẩm thương mại của công ty nên cũng được tính theo hệ số của xi măng PC30. Chi phí sản xuất của giai đoạn này tập hợp chủ yếu ở phân xưởng nghiền đóng bao. Ta có thể áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành. Theo phương pháp này căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn nghiền clinker và chi phí bán thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang để tính tổng giá thành cho các loại xi măng. sau đó căn cứ vào tổng gía thành các loại xi măng đã xác định được để xác định giá thành cho từng loại xi măng với các mác phẩm cấp khác nhau trên cơ sở hệ số theo sản phẩm thực tế của từng loại xi măng.
Giai đoạn 4: Tính giá thành xi măng bao , đối tượng tính giá thành ở giai đoạn này là xi măng bao với các mác phẩm cấp khác nhau. Việc tính giá thành ở giai đoạn này rất đơn giản ta chỉ cộng thêm vào giá thành xi măng rời chi phí tập hợp được ở giai đoạn đóng bao.
Giá thành xi măng đóng bao = giá thành xi măng rời + chi phí giai đoạn đóng bao.
Theo phương pháp này thì ta có thể biết được giá thành của từng gíai đoạn sản xuất sản phẩm hay có thể biết được giá thành nửa thành phẩm một cách chính xác thuận tiện cho việc tính toán hiệu quả kinh tế cho từng giai đoạn, từng phân xưởng sản xuất tạo điều kiện cho việc ghi chép kế toán nửa thành phẩm khi nhập kho và di chuyển giữa các phân xưởng khi có bán thành phẩm ra ngoài.
Mặt khác, với cách tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính nửa thành phẩm thì thuận tiện trong việc kiểm tra định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm thì thuận tiện trong việc đề ra các biện pháp nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm vì kế toán quản trị có thể biết được tại giai đoạn nào của quá trình sản xuất thì chi phí bỏ ra nhiều và vượt mức quy định, từ đó có thể đề ra các biện pháp cho giai đoạn sản xuất đó. Khi công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính nửa thành phẩm thì khối lượng công việc tính toán
sẽ nhiều hơn, phức tạp hơn. Theo cách tính này đòi hỏi các kế toán phải theo rõi chặt chẽ lượng chi phí trong từng giai đoạn sản xuất và đặc biệt là lượng thành phẩm của mỗi giai đoạn sản xuất nhập kho cũng như bán ra ,để tính một cách chính xác lượng chi phí sẽ chuyển sang giai đoạn sản xuất sau để giá thành của thành phẩm giai đoạn cuối được phản ánh theo từng khoản mục chi phí một cách chung thực.
Vì xi măng là sản phẩm chỉ tiêu thụ mạnh vào mùa xây dựng sự chênh lệch tương đối về mức tiêu thụ xi măng giữa mùa khô và mùa mưa gần gấp 2 lần nhưng cách tính lương cho mỗi bộ phận theo đơn giá và sản lượng mỗi tấn sản phẩm như đá bùn, clinker, xi măng… sản xuất ra. Do đó trong mùa mưa công ty vẫn phải sản xuất liên tục các ngày trong năm với công suất tối đa. do đó dẫn đến mùa mưa cung lớn hơn cầu nhưng mùa khô cung nhỏ hơn cầu nếu không có sự chỉ đạo điều hành tốt thì dễ dàng xẩy ra “ Sốt nóng” hoặc “ Sốt lạnh” theo mùa. Xi măng là sản phẩm khó bảo quản, nếu để tồn lâu không tiêu thụ được sẽ có hiện tượng bị đông cứng. Sau đó công ty sẽ mất chi phí nhân công đảo bao cho mềm xi măng. trong quá trình đảo bao sẽ làm tỷ lệ rách vỡ cao dẫn đến chi phí vỏ bao và chi phí nhân công đóng bao tăng lên. ngoài ra những bao xi măng bị đông cứng chất lượng không đảm bảo cho tái chế nghiền lại cùng với clinker sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xi măng, ảnh hưởng đến uy tín của công ty… vì vậy để giá xi măng được bình ổn trên thị trường và giảm được chi phí thì công ty có thể sản xuất nhiều clinker vào mùa mưa để dự trữ cho sự thiếu hụt cung xi măng vào mùa xây dựng, và xi măng rời chứa trong silô tháo ra bao phù hợp với tình hình tiêu thụ và mức dự trữ hợp lý. Ngoài ra trong giai đoạn hiện nay nước ta chuyển sang giai đoạn mới có sự cạnh tranh gay gắt giưã các sản phẩm xi măng của các doanh nghiệp quốc doanh với các liên doanh nước ngoài. Công ty xi măng Hải Phòng phải tiếp tục phương án sắp xếp lại tổ chức lưu thông tiêu thụ xi măng
Và phương thức kinh doanh mới sao cho phù hợp với cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay thực hiện được nhiệm vụ là công cụ chủ yếu của nhà nước tham gia bình ổn thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia như:
trường của sản phẩm với việc củng cố theo chiều sâu sự có mặt của sản phẩm mạng lưới bán hàng trực tiếp
+Công ty cần rà soát lại các đại lý của mình ,đối với những đại lý mạnh cần có sự hỗ trợ để triển khai công tác tiêu thụ độc lập .Đối với những đại lý có mức hoạt động tiêu thụ thấp cần phân tích các nguyên nhân yếu kém đó .Nếu nguyên nhân từ phía đại lý như thiếu điều kiện hoạt động thiếu nhân lực thì công ty phải có biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất .Nếu nguyên nhân từ phía thị trường đưa lại thì công ty triển khai các kế hoạch nghiên cứu thị trường để khắc phục
+ Công ty cần phải cây dựng chính sách khuyến khích mức tiêu thụ một cách hợp lý nhằm động viên các đại lý có thành tích trong việc tiêu thụ sản phẩm
+ Công ty nên tăng cường các mối quan hệ ngoại giao với bên ngoài có thể đẩy mậnh tiêu thụ sản phẩm. Như các chi nhánh công ty xuất khẩu của Việt nam và của nước ngoài . Đây là mối quan hệ giúp cho quá trình xuất khẩu tiểu nghạch và xuất khẩu phi mậu dịch hợp pháp của công ty
- Một đặc trưng của công ty xi măng Hải Phòng là nguyên liệu chính như đá , đất sét , phụ gia,than …đều phải vận chuyển từ xa về nên cước phí vận chuyển cao,tỷ lệ hao hụt cao làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên . Do vậy công ty cần phải đưa ra tỷ lệ hao hụt hợp lý đồng thời đưa ra những biện pháp khen thưởng kịp thời nhằm cho người lao động có trách nhiệm trong công tác quản lý.Ngoài việc công ty cần phải củng cố lại hệ thống kho tàng bến bãi ,công ty nên đưa ra các biện pháp đối đội vận tải trong khâu vận chuyển nguyên vật liệu clinker , thạch cao …từ cầu cảng về kho như trang bị bạt che để hạn chế việc tiêu hao vật liệu ngoài định mức và giảm ô nhiễm môi trường . Công ty cần phải đẩy mạnh bộ phận tiếp thị không những nghiên cứu thị trường đầu ra mà còn nghiên cứu thị trường đầu vào ,tìm được nhà cung cấp có giá cả thấp hơn và có chính sách chiết khấu cao
- Để giảm bớt chi phí sửa chữa lớn công ty nên có một chế độ ưu đãi với những người thợ bậc cao đang vận hành và sửa chữa những cỗ máy đã
trải qua hơn 100 năm lịch sử .Đồng thời nâng cao tay nghề cho những công nhân yếu kém để họ sử dụng và bảo quản thiết bị tốt hơn . Hơn nữa cần phải hạch toán đúng và đầy đủ chi phí sửa chữa lớn cho từng công trình để phản ánh chính xác giá thành
- Chi phí tiền lương chiếm khoảng 11,6 % trong giá thành 1 bao xi măng , là một yếu tố quan trọng trong việc giảm chi phí và hạ giá thành .Công ty cần phải hoàn thiện định mức công nhân hơn nữa trên cơ sở kế thừa định mức truyền thống và đã được điều chỉnh sản xuất sản phẩm trước đó.Thường xuyên theo dõi công nhân sản xuất hàng ngày , tháng , tuần…từng giai đoạn ,để điều chỉnh kịp thời chính xác định mức theo từng công việc được giao tránh tình trạng lãng phí thời gian,tiết kiệm chi phí nhân công làm giảm chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm .Bên cạnh đó vẫn tích cực sử dụng đòn bẩy kinh tế để nâng cao trách nhiệm của cán bộ của công nhân viên,có chế độ thưởng phạt nghiêm minh trong việc quản lý và sử dụng chi phí .Để thực hiện được như vậy cần phải phân loại ,bố trí đánh giá bậc thợ của công nhân , trình độ quản lý của cán bộ cho chính xác để đảm bảo trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất đồng đều .
Do công ty xi măng Hải Phòng là doanh nghiệp nhà nước nên định mức tiền lương được khống chế theo định mức quy định cụ thể của nhà nước (khống chế mức tối thiểu và mức tối đa) .Đơn giá tiền lương của công ty hiện nay được thực hiện theo đánh giá của Tổng công ty xi măng Việt Nam tuân thủ theo nguyên tắc tốc độ tăng năng suât lao động bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân . Do đó để tăng năng suất lao động công ty nên bố trí lại hệ thống kho tàng gần nơi sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất chú trọng việc đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân . Đi đôi với việc đầu tư phát triển sản xuất , công ty cần phải đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có và cho