Trình bày nghiệp vụ tái chiết khấu của NHTW Việc thay đổi lãi suất cho vay chiết khấu và tái chiết

Một phần của tài liệu Câu hỏi tài chính tiền tệ (Trang 74 - 91)

chiết khấu và tái chiết khấu của NHTW ảnh hưởng đến khối lượng tiền cung ứng của NHTM như thế nào?

NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU, TÁI CHIẾT KHẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG

1. Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ

Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu, tái chiết khấu cho các ngân hàng.

2. Đối tượng áp dụng của quy chế:

Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu với các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

Các trường hợp không được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chiết khấu, gồm:

• - Ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức chiết khấu;

• - Các giấy tờ có giá không đủ điều kiện theo qui định của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng;

• - Giấy đề nghị chiết khấu gửi Ngân hàng Nhà nước có nội dung không phù hợp với qui định, người ký không đúng thẩm quyền.

3. Lãi suất chiết khấu:

• Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong

4. Hình thức chiết khấu:

• - Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Theo hình thức này, Ngân hàng Nhà nước mua hẳn giấy tờ có giá của các ngân hàng theo giá chiết khấu

• - Chiết khấu có kỳ hạn: Ngân hàng Nhà nước chiết khấu các giấy tờ có giá, đồng thời yêu cầu ngân hàng cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá đã chiết khấu sau một thời gian nhất định. Kỳ hạn chiết khấu tối đa là 91 ngày.

5. Các loại giấy tờ có giá được chiết khấu:

• Các giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định trong từng thời kỳ • 6. Điều kiện để các giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch chiết

khấu, tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước:

• Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

• - Thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định.

• - Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VNĐ) và có thể chuyển nhượng được.

- Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Thời

hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá phải là 91 ngày.

- Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải

dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu. • 7. Hạn mức chiết khấu:

• Hạn mức chiết khấu được xác định theo quý, là số dư tối đa mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiết khấu đối với các giấy tờ có giá cho một ngân hàng tại mọi thời điểm trong quý.

• Căn cứ tổng hạn mức mức chiết khấu và mục tiêu ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng ngân hàng.

• Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, các ngân hàng gửi hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá tới Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) để Ngân hàng Nhà nước có cơ sở xác định và thông báo hạn mức chiết khấu cho từng ngân hàng.

• Ngân hàng Nhà nước chỉ phân bổ và thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng có đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu gửi tới Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian qui định (theo dấu bưu điện hoặc fax). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Phương thức giao dịch nghiệp vụ:

• Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá với các ngân hàng theo phương thức trực tiếp và gián tiếp.

Theo phương thức trực tiếp, các ngân hàng giao dịch trực tiếp với Ngân

hàng Nhà nước thông qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp cần thiết, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có thể trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiệp vụ này với các ngân hàng có trụ sở chính trên địa bàn. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thông báo cho các ngân hàng có hội sở chính trên các địa bàn về việc uỷ quyền này.

Phương thức gián tiếp là phương thức các ngân hàng giao dịch thông qua

hệ thống nối mạng vi tính với Ngân hàng Nhà nước hoặc qua fax.

9. Ngày giao dịch: Ngày giao dịch trong nghiệp vụ chiết khấu là ngày làm

việc, không tính ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ và nghỉ tết. • 10. Thủ tục tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá

• - Ngân hàng lập và gửi Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Cục Công nghệ tin học ngân hàng để làm căn cứ cấp mã khoá truy cập, mã chữ ký điện tử và phân quyền trong giao dịch chiết khấu;

• - Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận, lưu giữ Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá và thực hiện việc cấp quyền giao dịch đối với các chức danh tham gia nghiệp vụ chiết khấu theo đăng ký của các ngân hàng.

• - Các ngân hàng thực hiện giao dịch trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước hoặc thông qua hệ thống mạng vi tính với Ngân hàng Nhà nước, hoặc qua FAX.

11.1. Đề nghị và thông báo hạn mức chiết khấu:

• - Chậm nhất là vào ngày 25 của thàng cuối quý, các ngân hàng gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) giấy đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu kèm theo bảng cân đối tài khoản kế toán của tháng gần nhất và bảng kê giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu mà ngân hàng nắm giữ.

• - Hàng quý, trên cơ sở hạn mức chiết khấu chung trong quý, Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức và thông báo cho các ngân hàng có nhu cầu chiết khấu và Sở Giao dịch (đơn vị thực hiện nghiệp vụ chiết khấu).

11.2 Thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá

• - Khi có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá, các ngân hàng căn cứ hạn mức chiết khấu được thông báo và số dư chiết khấu còn lại đến thời điểm xin chiết khấu lập và gửi Giấy đề nghị chiết khấu theo Mẫu quy định về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền;

• - Chậm nhất sau 1 ngày làm việc, kể từ khi nhận được Giấy đề nghị chiết khấu của các ngân hàng, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền lập và gửi các ngân hàng Thông báo chấp nhận chiết khấu hoặc không chấp nhận chiết khấu; • - Sau khi nhận được Thông báo chấp nhận chiết khấu của Sở Giao dịch

Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền, các ngân hàng thực hiện xác thực Thông báo chấp nhận chiết khấu. Trong trường hợp chiết khấu giấy tờ có giá có kỳ hạn, chậm nhất 15h00 cùng ngày các ngân hàng phải lập và gửi Giấy cam kết mua lại giấy tờ có giá về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền;

• - Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền thực hiện việc xác thực, kiểm soát và duyệt Giấy cam kết mua lại giấy tờ có giá đối với chiết khấu có kỳ hạn. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước đã gửi thông báo chấp nhận chiết khấu nhưng đến 15h00 cùng ngày, ngân hàng được chấp nhận chiết khấu không gửi Giấy cam kết mua lại giấy tờ có giá (đối với chiết khấu có kỳ hạn) thì Thông báo chấp nhận chiết khấu đó không còn giá trị.

• Căn cứ Thông báo chấp nhận chiết khấu, Giấy cam kết mua lại giấy tờ có giá của các ngân hàng, Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền cho các ngân hàng và hạch toán giấy tờ có giá theo quy định.

11..3 Giao nhận giấy tờ có giá và thanh toán khi chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước:

• - Sau khi nhận được thông báo về việc chấp nhận chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng đề nghị chiết khấu thực hiện thủ tục giao nộp giấy tờ có giá và nhận tiền thanh toán của Ngân hàng Nhà nước tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được uỷ quyền trong vòng 1 ngày kể từ ngày được thông báo. Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn, ngân hàng đề nghị chiết khấu cần phải thực hiện việc cam kết mua lại giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước trước khi giao nộp giấy tờ có giá và nhận tiền thanh toán.

• - Khi hết thời hạn chiết khấu (đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn), các ngân hàng thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước tiền mua lại giấy tờ có giá và nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết. Nếu sau 01 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn chiết khấu mà ngân hàng không thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước để thanh toán. Trường hợp tài khoản của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước không đủ tiền thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển số tiền còn thiếu sang nợ quá hạn và ngân hàng đó phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất chiết khấu. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán các giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu.

• - Trường hợp ngân hàng đề nghị chiết khấu không giao nộp giấy tờ có giá đúng danh mục và đúng thời hạn theo thông báo chấp nhận chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước, sẽ bị coi như đã huỷ bỏ đề nghị chiết khấu. Một ngân hàng bỏ đề nghị chiết khấu 2 lần sẽ không được tiếp tục tham gia nghiệp vụ chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày vi phạm lần thứ 2.

Việc thay đổi lãi suất cho vay chiết khấu và tái chiết khấu của NHTW ảnh hưởng đến khốí

Tái cấp vốn là một phương pháp mà qua đó ngân hàng trung ương sẽ cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian trên cơ sở nhận tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá của các ngân hàng trung gian. Nếu chính sách của ngân hàng trung ương là muốn bành trướng khối tiền tệ , ngân hàng trung ương sẽ khuyến khích các ngân hàng trung gian trong việc đi vay tái chiết khấu cũng được dễ dãi.

Trong trường hợp này, ngân hàng trung gian đi vay sẽ ít tốn kém hơn nên cũng có khuynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương muốn giảm bớt cơ hội làm tăng khối tiền tệ, sẽ thực hiện ngân lãi suất tái chiết khấu, thay đổi điều kiện tái chiết khấu theo hướng khó khăn hơn. Điều này sẽ hạn chế nhu cầu đi vay của các ngân hàng trung gian, và gián tiếp gây áp lực buộc các ngân hàng trung gian nâng lãi suất cho vay. Ngoài việc gián tiếp làm thay đổi lãi suất, chính sách tái chiết khấu của ngân hàng trung ương còn có vai trò quan trọng khi nó giúp các ngân hàng trung gian khai thông ăng lực thanh toán,nhờ đó có thể cứu vãn được những cơn sụp đổ tài chính – ngân hàng. Cụ thể , khi các ngân hàng bị đe dọa phát sản, ngân hàng trung ương sẽ cấp dự trữ cho chúng thông qua tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá, từ đó khôi phục được khả năng thanh toán của những ngân hàng này. Vài trò này ngày càng trở nên quan trọng hơn, bởi vì chúng ta đang trải qua những khó khăn ngày càng nhiều của hệ thống ngân hàng hiện nay.

23.Để kiểm soát khả năng tạo tiền của NHTM, NHTW phải sử dụng những công cụ nào của chính sách tiền tệ? Trình bày cơ chế sử dụng của các công cụ đó?

* Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các ngân hàn trung gian phải đưa vào dự trữu theo luật định. Mức dự trữ bắt buộc cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc – do ngân hàng trung ương quy định – cao hay thấp. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trên lượng tiền gửi mà ngân hàng trung gian huy động được, phải để dưới dạng dự trữ. Như vậy, mối ngân hàng chỉ được cho vay số tiền còn lại sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc, ngân hàng trung ương có thể hạn chế hoặc bành trướng khối tiền tệ mà hệ thống ngân hàng có khả năng cung ứng cho nền kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một cách khái quát, khi ngân hàng trung ương tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì ngân hàng trung ương có thẻ làm giảm hoặc tăng hệ số tạo tiền của hệ thống ngân hàng trung gian, và kết quả là khối tín dụng mà các ngân hàng trung gian có thể cung ứng cho nền kinh té giảm hoặc tăng. Nhìn chung, dự trữ bắt buộc là công cụ mang tính chất hành chính của ngân hàng trung ương nhằm điều tiết mức cung tiền tệ của ngân hàng trung gian cho nền kinh tế, thông qua hệ số tạo tiền.

Ưu điểm của việc sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ là nó có thể tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và tác động một cách đầy quyền lực. Mặt khác, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tác động của nó đối với khối tiền tệ là rất lớn. Tuy nhiên, ưu điểm vừa nêu cũng có mặt trái của nó. Đó là khi ngân hàng trung ương muốn thay đổi cung tiền tệ ở biên độ nhỏ, nó khó có thể thực hiện được nều sử dụng công cụ này. Bên cạnh đố, việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu doanh lợi của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, nếu thường xuyên thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ gây ra tình trạng không ổn định cho các ngân hàng thương mại và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng này khó khăn hơn. Do đó, một sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đòi hỏi ngân hàng trung gian, cũng như phải để cho các ngân hàng trung gian một thời gian đủ để tăng khoản dự trữ lên mức bắt buộc mới.

* Lãi suất

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi lãi suất sẽ kéo theo sụ biến đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Do đó, lãi suất là một trong những công cụ chủ

Một phần của tài liệu Câu hỏi tài chính tiền tệ (Trang 74 - 91)