Trình bày các chức năng của thị trường tài chính? Xu hướng phát triển của thị trường tài chính sau

Một phần của tài liệu Câu hỏi tài chính tiền tệ (Trang 40 - 42)

trường tài chính sau khi gia nhập WTO ở Việt Nam

a. Chức năng trung gian:

Thị trường tài chính là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu nguồn tài chính, là nơi thu hút mạnh mẽ mọi nguồn tài chính nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi, chuyển giao những nguồn này cho các nhu cầu đầu tư phát triển nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh , hoặc thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của chủ thể cần nguồn tài chính. Thị trường tài chính được xem như cầu nối giữa tích lũy và đầu tư, giữa người cung

nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính. Nó giúp họ gặp nhau, cung ứng nguồn tài chính cho nhau dưới hình thức mua bán các chứng khoán.

b. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán

Thị trường tài chính là nơi các chứng khoán được mua bán, trao đổi. Bởi vậy, nhờ thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền hoặc thành các chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền) là một trong những yếu tố quyết định tính hấp dẫn của chứng khoán đối với các nhà đầu tư.

c. Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị doanh nghiệp

Để đảm bảo cho các hoạt động của mình, thị trường tài chính sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến cung cầu từng loại chứng khoán trong những thời điểm nhất định, tình hình phát triển kinh tế, chính sách tài chính- tiền tệ, tình hình kinh tế thế giới,... bằng những phương tiện kĩ thuật và thông tin hiện đại. Mặt khác thông qua thị trường tài chính, giá trị của các doanh nghiệp có cổ phiếu trên thị trường sẽ được đánh giá chính xác thông qua chính tổng giá trị thực tế của các cổ phiếu đang lưu hành.

Xu hướng phát triển của thị trường tài chính sau khi gia nhập WTO ở Việt Nam:

Kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO từ 11/01/2007, thị trường tài chính Việt Nam có những sự phát triển nhanh chóng rõ rệt. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển các ngành nghề. WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho khu vực tài chính ngân hàng của Việt Nam, bao gồm cả cáccơ hội cho dịch vụ tài chính vi mô. Ở nhiều góc độ, hội nhập đã giúp cho tăng

khả năng cạnhtranh của các thể chế tài chính và thúc đây việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn tiết kiệmvà cho vay. Tuy nhiên, sự bùng nổ của khu vực ngân hàng sau khi Việt Nam ra nhập WTOtrong năm đã không đưa ra được bằng chứng rõ rang về sự cải thiện trên thị trường tài chính Đối với ngành ngân hàng tài chính, Pháp Lệnh Ngân hàng nhà nước, Pháp lệnh các tổchức tín dụng đã được thay bằng Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng.Việcsắp xếp lại các ngân hàng thương mại nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đã được áp dụng từ năm 2001 với nhiểu biện pháp. năm 2010 sẽ cổ phần hoá hầu hếtcác ngân hàng thương mại nhà nước, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thanh tra và giám sát các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Chất lượng tài sản, kỷ cương, quản lý rủi ro đã được cải thiện đáng kể trong các ngân hàng thương mạihoặc cổ phần. Cho vay chính sách đã được tách khỏi các hoạt động tín dụng thương mại và được giao cho các ngân hàng chính sách xã hội.Khi tham gia vào WTO, Việt nam cũng đã xây dựng được một số luật theo yêu cầu củaWTO, về các lĩnh vực đầu tư, phát triển kinh doanh. Những luật này cũng có tác động tới các hoạt động tín dụng, tuy nhiên không hẳn có tác động trực tiếp và rõ ràng đối với sự phát triển của tài chính vi mô của Việt Nam

Một phần của tài liệu Câu hỏi tài chính tiền tệ (Trang 40 - 42)