Chức năng của NHTM? Vận dụng tại 1 NHTM mà bạn biết

Một phần của tài liệu Câu hỏi tài chính tiền tệ (Trang 67 - 72)

Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng này khi nó đóng vai trò là cầu nối giữa người có vốn với người cần vốn.

Ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu về vốn thông qua việc huy động khai thác các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay, vừa đóng vai trò là chủ thể cho vay.

Xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội, ngân hàng thương mại với vai trò là một tổ chức chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng, nắm bắt tình hình cung cầu về vốn tín dụng sẽ thực hiện tiếp nhận và chuyển giao vốn một cách có hiệu quả. Thông qua việc thu hút tiền gửi với khối lượng lớn, ngân hàng có thể giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu vốn tín dụng về khối lượng và cả thời gian tín dụng.

Chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng được mô tả qua sơ đồ sau:

Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Huy động các nguồn vốn từ các chủ thể tiết kiệm, có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế

- Cấp tín dụng đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế xã hội.

Ý nghĩa: Thông qua chức năng trung gian tín dụng ngân hàng thương mại

góp phần tạo lợi ích cho tất cả các chủ thể kinh tế tham gia và lơi ích chung của nền kinh tế.

+ Đối với người có vốn nhàn rỗi: Họ thu lợi từ khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho sự an toàn về khoản tiền đó và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.

- Tổ chức kinh tế - Doanh nghiệp - Tổ chức xã hội - Hộ gia đình, dân cư…

- Tổ chức kinh tế - Doanh nghiệp - Tổ chức xã hội - Hộ gia đình, dân cư…

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Huy Động Nguồn vốn Cấp Tín dụng Đầu tư vốn

+ Đối với người đi vay: họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, đáp ứng nhu cầu chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.

+ Đối với Ngân hàng thương mại: Họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.

+ Đối với nền kinh tế: Chức năng này đã góp phần bổ sung thêm một kênh điều chuyển vốn cho nền kinh tế, làm phong phú thêm hệ thống các kênh dẫn vốn, phục vụ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, tạo thêm việc làm cho người lao động

* Chức năng trung gian thanh toán:

Ngân hàng làm chức năng trung gian thanh toán khi nó thực hiện theo yêu cầu của khách hàng như trích một khoản tiền trên tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào một khoản tiền gửi của khách hàng từ bán hàng hóa hoặc các khoản thu khác.

Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán làm cho nó trở thành thủ quỹ cho khách hàn. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi trên tài khoản tiền gửi của khách làm cho ngân hàng thực hiện được vai trò trung gian thanh toán. Trên thực tế, khi việc than toán trực tiếp giữa các chru thể kinh tế bằng tiền mặt gặp nhiều hạn chế và rủi ro cao, do phải tập hợp, kiểm tra, vận chuyển làm cho chi phí thanh toán cao mà lại thiếu chính xác và an toàn, đặc biệt là khi hai đơn vị này cách xa nhau, điều này tạo nên nhu cầu và gia tăng khối lượng thanh toán qua ngân hàng.

Chức năng trung gian thanh toán được thể hiện qua biểu đồ sau:

Trong chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho khách hàng

- Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng - Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng

- Người trả tiền - Người mua hàng - Tổ chức xã hội - Cá nhân chuyển tiền - Người thụ hưởng - Người bán hàng - Tổ chức xã hội - Cá nhân NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Lệnh trả tiền

Qua tài khoản

Ý nghĩa: Hệ thống ngân hàng thương mại đã có những đóng góp lớn cho xã

hội trong lĩnh vực thanh toán. Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với các hoạt động của nền kinh tế xã hội.

+ Đối với khách hàng của ngân hàng thương mại: nhờ các công cụ thanh toán do ngân hàng thương mại phát hành ngày càng đa dạng (như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi) mà khách hàng có thể lựa chọn được phương tiện thanh toán thích hợp hạn chế được rủi ro do việc nắm giữ và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và mang lại nhiều lợi ích.

+ Đối với ngân hàng thương mại: tạo điều kiện tăng thêm thu nhập từ cung cấp dịch vụ thanh toán đồng thời huy động thêm được các nguồn vốn để cho vay (số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng) đồng thời góp phần giám sát kỷ luật tài chính.

+ Đối với nền kinh tế: Nhờ thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt cho lưu thông tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt qua đó góp phần giảm chi phí cho xã hội.

Như vậy các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời, việc ngân hàng thực hiện tốt chưc năng trung gian thanh toán lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng.

* Chức năng tạo tiền

Khi thực hiện hai chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền ghi sổ (bút tệ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại

Những hoạt động mà NHTM thực hiện đã tạo nên một cơ chế tạo tiền trong toàn hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở số tiền gửi của khách hàng, ngân hàng dùng nó để cho vay. Tuy nhiên, số tiền cho vay không dừng lại ở số tiền mặt gửi ban đầu mà khoản tín dụng do ngân hàng thực hiện đã tạo ra tiền dưới dạng bút tệ. Khi hết hạn vay, người vay trả nợ ngân hàng, tiền vay rút khỏi lưu thông quay trở lại ngân hàng. Như vậy, do hoạt động của ngân hàng mà hàng ngày thường xuyên có tiền bơm vào lưu thông (ngân hàng cho vay) và tiền rút khỏi lưu thông (trả nợ vay ngân hàng).

Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thang toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài

khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.

Từ khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.

Tóm lại, sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán là cơ sở để ngân hàng thương mại thực hiện chức năng tạo tiền gửi thanh toán. Thông qua chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ... Khi ngân hàng chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay, ngân hàng chưa hề tạo tiền, chỉ khi thực hiện cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền. Đó là một phát minh lớn trong hoạt động ngân hàng. ở đây, chính việc cho vay đã tạo ra tiền gửi. Tuy vậy, để tạo ra tiền gửi thanh toán, ngân hàng thương mại phải làm được chức năng trung gian thanh toán, mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng thì số tiền trên tài khoản này mới là một bộ phận của lượng tiền giao dịch.

Ý nghĩa

Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do NHTW phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phần quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra.

Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng.

Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tỏng đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời, khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Câu hỏi tài chính tiền tệ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w