Vai trò của TCTCTG? Liên hệ các vai trò này ở Việt Nam hiện nay?

Một phần của tài liệu Câu hỏi tài chính tiền tệ (Trang 45 - 48)

a. Vai trò chu chuyển vốn trong nền kinh tế

Trong nền kinh tế mở, các TCTCTG có thể huy động vốn đầu tư thông qua các kênh sau đây:

+ Kênh huy động vốn trong nước:

Huy động vốn đầu tư trong nước trên cơ sở khai thác các nguồn vốn tiết kiệm ở các khâu tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình…Huy động vốn qua thị trường vốn trong nước

VD: Nguồn vốn của các hộ gia đình từ nguồn tiết kiệm và kiều hối. Kiều hối về Việt Nam tăng liên tục từ năm 1999 đến nay, nếu như năm 1999 là 1,2 tỉ USD

thì ước năm 2010 là trên 8 tỉ USD, phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán,

+ Kênh huy động vốn nước ngoài

Tiếp nhận vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện cho vay theo các chương trình tín dụng chỉ định của các nhà tài trợ nước ngoài

Huy động vốn đầu tư qua thị trường vốn quốc tế (Phát hành chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế)

VD: năm 2011 đã huy động đc 51 nhà tài trợ song phương và đa phương tài trợ ODA cho Việt Nam. Các nhà tài trợ đã ký kết tài trợ cho Việt Nam 8,342 tỷ USD vốn ODA. Trong đó, vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 87%, vốn ODA không hoàn lại chiếm 13%.

b . Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính

Trong tiến trình giao dịch vốn, đối với nhà đầu tư tức là người cần vốn bao giờ cũng nắm rõ thông tin về mức rủi ro và tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư hơn là người cung cấp vốn vấn đề này gọi là thông tin bất cân xứng. Người thừa vốn không sẵn lòng cung cấp vốn cho người cần vốn đó là: lựa chọng đối nghịch và rủi ro đạo đức.

+ Lựa chọn đối nghịch: + Rủi ro đạo đức

Sự tồn tại của các TCTCTG là để giải quyết vấn đề này vì họ được chuyên môn hóa trong việc đánh giá rủi ro tiềm năng của người đi vay có thể tiếp cận được thông tin cá nhân của người đi vay..

VD: Hiện nay, vấn đề xử lý thông tin bất cân xứng đang được các ngân hàng thương mại ở Việt Nam chú trọng nhằm giải hạn chế rủi ro trong tín dụng, khắc phục tình trạng nợ xấu. vấn đề cơ bản trong việc giải quyết thông tin bất cân xứng chính là sự cân bằng thông tin. Để giúp các ngân hàng tìm được "đúng" khách hàng, "đúng" dự án và khách hàng thực hiện "đúng” những hành động như đã cam kết thì một nền kinh tế cần phải có các cơ sở hạ tầng và điều kiện cần thiết:

- Các quy định pháp lý rõ ràng và chặt chẽ

- Hệ thống kế toán và báo cáo tài chính minh bạch, đủ độ tin cậy phản ánh đúng năng lực TC của khách hàng

- Hệ thống thông tin đầy đủ, có độ tin cậy và tính chính xác cao - Các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại rõ ràng, minh bạch, dễ áp dụng - Tổ chức đánh giá, xếp loại tín dụng độc lập

- Hệ thống đăng ký tài sản

Hiện nay, Trung tâm tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) là tổ chức duy nhất thực hiện công tác thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cảcác tổ chức tín dụng

c . Góp phần giảm chi phí giao dịch của xã hội

Trong thực tế để thực hiện giao dịch

+ Người đi vay phải bỏ thời gian để tìm người cho vay với mức lãi suất hợp lý + Người cho vay phải bỏ thời gian và chi phí để tìm người cần vốn tin cậy và thiết lập được hợp đồng vay vốn chặt chẽ sự ra đời của các TCTCTG góp phần giảm chi phí giao dịch

VD: hiện nay mạng lưới các ngân hàng thương mại ở VN có mạng lưới chi nhánh phủ rộng khắp cá tỉnh thành giúp người dân có thể dễ dàng tiếp cận, với nhiều hình thức giao dịch gửi tiền tiết kiệm, gửi tiền thanh toán, vay vốn,… thuận tiện cho người dân

d . Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống xã hội

Các tổ chức tài chính trung gian mang lại lợi ích cho cả người đi vay và người cho vay mang lại lợi ích xã hội.

+ Đối với người cho vay: khắc phục những khó khăn như thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin, thiếu khả năng tiếp cận thông tin…

+ Đối với người đi vay: giúp giảm chi phí giao dịch, gắn kết giữa người tiết kiệm và người đi vay đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Câu hỏi tài chính tiền tệ (Trang 45 - 48)