II. Hạch toán tài sản cố định
7. Tình hình thực tế hạch toán tài sản cố định tại Công ty
7.1. Đặc điểm, phân loại và đánh giá tài sản cố định tại Công ty
Trên thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh sự biến động về tài sản cố định của Công ty chủ yếu là về tài sản cố định hữu hình. Việc hạch toán tài
sản cố định hữu hình cũng chỉ dừng lại ở những nghiệp vụ đơn giản như mua sắm, nhượng bán, thanh lý còn các nghiệp vụ khác như: góp vốn liên doanh,
cho thuê hoạt động, cho thuê tài chính đều chưa phát sinh.
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty: là đơn vị sản xuất và thương mại
nên sản phẩm của Công ty luôn phải đạt chất lương cao vì vậy đòi hỏi trang thiết bị phải luôn đổi mới, tài sản cố định đóng góp vai trò quan trọng, chất
lượng tài sản cố định quyết định chất lượng sản phẩm. Vì vậy kế toán tài sản cố định là một phần quan trọng có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ sự biến động
phân loại tài sản cố định một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của đơn vị mình.
- Phân loại theo đặc trưng kĩ thuật:
Bảng số 02:
BẢNG PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tháng 12 năm 2006
Đơn vị tính: đồng
STT Tài sản Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại 1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.410.212.643 1.119.971.603 290.241.040 2 Máy móc thiết bị 14.117.130.882 3.634.420.247 10.482.710.635 3 Phương tiện vân tải 807.414.259 398.737.632 408.676.627 4 Thiết bị văn phòng 51.605.182 14.216.017 37.389.165
5 Tài sản cố định khác 18.956.476 18.956.476 …
6 Tổng cộng 16.405.319.442 5.212.633.204 11.192.686.238 - Phân loại theo nguồn hình thành:
+ Nguồn vốn tự có: 12.010.088.095 đồng.
+ Nguồn vốn bổ xung: 2.975.204.395 đồng.
+ Nguồn khác:
1.420.026.952 đồng.