Phân tích báo cáo tài chính hợp nhất của FPT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các tập đoàn kinh tế VN theo chuẩn mực KTQT (Trang 32)

Trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty FPT, ta có thể thấy đựơc 1 số hạn chế căn bản cần phải được chỉnh sửa :

Theo VAS 25, điều 14 : “Số dư các tài khỏan trên bảng cân đối kế toán và các giao dịch giữa các đơn vị trong cùng tập đòan, bao gồm các khỏan doanh thu, các khỏan chi phí, cổ tức phải đựơc loại trừ toàn bộ”

Trong báo cáo tài chính hợp nhất của FPT phần Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là 21.399.751.709.338 trong đó doanh thu thuần sau khi loại trừ phần doanh thu nội bộ là 11.692.753.133.511. Điều này là là 1 sai sót khá nghiêm trọng khi doanh nghiệp đã tổng hợp doanh thu bán hàng nội bộ vào trong báo cáo tài chính hợp nhất của tòan công ty. Vì nếu doanh thu bán hàng nội bộ của tập đòan không được loại trừ thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất sẽ phản ánh không trung thực tình hình kinh doanh của tập đòan, hơn nữa sẽ dễ xảy ra tình trạng báo cáo tài chính được trình bày theo ý muốn chủ quan.

Do tổng hợp doanh thu bán hàng nội bộ vào doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đã dẫn đến việc báo cáo tài chính hợp nhất cũng tổng hợp giá vốn hàng bán nội bộ vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp (20.048.518.869.749). Bên cạnh đó, hàng tồn kho có khả năng chưa loại trừ các giao dịch nội bộ. Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính hợp nhất theo nguyên tắc đã loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch nội bộ, tuy nhiên cơ sở tính thuế của hàng tồn kho được xác định trên cơ sở hoá đơn mua hàng đã có lãi hoặc lỗ từ các giao dịch bán hàng nội bộ. Việc loại trừ lãi lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch nội bộ sẽ làm phát sinh thuế thu nhập hoãn lại ( tài sản thuế thu nhập hoãn lãi và thuế thu nhập doanh nghiệp hõan lại ). Tuy nhiên, trong bảng báo cáo tài chính hợp nhất của FPT không có phần đánh giá thuế thu nhập hoãn lại của doanh nghiệp

Hậu quả : Năm 2007, khi phát hành báo cáo tài chính hợp nhất, công ty kiểm toán mới đã phải loại trừ các số dư đầu năm liên quan đến doanh thu chi phí của năm 2007 do không thể xác định đựơc rằng các giao dịch nội bộ năm ngoái đã đựơc loại trừ hòan toàn hay chưa

Chương 3

VẬN DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ ĐỂ HÒAN HIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Ở CÁC TẬP ĐÒAN

KINH TẾ VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CON 3.1 - Nguyên tắc hoàn thiện kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con

Đảm bảo phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình từng bứơc xây dụng một nền kinh tế mở, gắn kết nền kinh tế một quốc gia với nền kinh tế khu vực và thế giới, đây là 1 xu thế khách quan không một quốc gia nào có thể đứng ngòai cuộc. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đang cố gắng đạt được nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập của mình giúp phát triển nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, việc hội nhập đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ theo các chuẩn mực nguyên tắc qui định của quốc tế, trong đó có yếu tố về chuẩn mực các báo cáo tà. Tính tin cậy và khả năng so sánh của thông tin kế toán là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hấp dẫn đầu tư trong và ngòai nứơc. Trên thế giới, tuy mỗi quốc gia đều có chính sách kế toán riêng nhưng vẫn phải đảm bảo sự phù hợp nhất định với các thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế. Báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà đầu tư, có ảnh hưởng đến sự thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của tập đoàn, vì vậy kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con cần vận dụng chính xác và hợp lý các kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất phổ biến trên thế giới, đủ để đảm bảo tính so sánh và tin cậy của thông tin hợp nhất.

Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công ty mẹ - con trước hết được lập và trình bày như đối với một doanh nghiệp độc lập, sau nữa được lập và trình bày trên cơ sở quan điểm hợp nhất. Bởi vậy, các kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con phải đảm bảo tuân thủ hệ thống pháp lí kế toán Việt Nam, trong đó có hệ thống pháp lí kế toán về báo cáo tài chính và hệ thống pháp lí kế toán về báo cáo tài chính hợp nhất.

Đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả

Lập báo cáo tài chính hợp nhất là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi thời gian và chi phí lớn, trình độ năng lực kế toán viên cao. Tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nguyên tắc không thể thiếu được của công tác kế toán nói chung, do đó việc xây dựng và hoàn thiện các kĩ thuật hợp nhất báo cáo tài chính cũng phải đảm bảo tiết kiệm chi phí và duy trì được lợi ích của các đối tượng sử dụng thông tin hợp nhất.

Đảm bảo phù hợp với trình độ của các đơn vị, dễ làm, dễ hiểu (tính khả thi)

Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của các tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con ở Việt Nam là kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất, một phần xuất phát từ sự thiếu hướng dẫn cụ thể, một phần do trình độ kế toán viên trong việc tiếp cận báo cáo tài chính hợp nhất còn rất nhiều hạn chế. Do vậy để đảm bảo các kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất đi vào cuộc sống một cách dễ dàng thì chúng phải được xây dựng, hoàn thiện theo hướng dễ hiểu, dễ làm, có khả năng thực thi đối với các tập đoàn.

3.2 - Các giải pháp hoàn thiện kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con

3.2.1 Lợi thế thương mại

3.2.1.1 Phương pháp phân bổ lợi thế thương mại

Như đã trình bày ở chương 2, một trong những hạn chế tồn tại của báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt Nam là cách xác định lợi thế thương mại và cách ghi nhận lợi thế thương mại ở các doanh nghiệp Việt Nam. Sau đây, tôi sẽ trình bày 1 phương pháp đang hiện đựơc sử dụng rộng rãi trên thế giới

Qua phần trình bày ở chương 2, ta thấy đựơc rằng lợi thế thương mại có ảnh hửơng đáng kể đến báo cáo thu nhập của doanh nghiệp, mọi ứơc tính phân bổ lợi thế thương mại không chính xác sẽ dẫn đến việc đánh giá sai tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá không chính xác thời gian hữu dụng cũng như việc giới hạn thời gian cho phép phân bổ lợi thế thương mại sẽ gây ảnh hưỡng nghiêm trọng đến báo cáo của doanh nghiệp. Do đó cần phải tìm ra 1 phương pháp mới có thể khắc phục đựơc các nhược điểm của phương pháp phân bổ.

Và ngày nay ngừơi ta sử dụng 1 phương pháp mới để khắc phục các hạn chế tồn tại trên và cải thiện báo cáo tài chính đó là sử dụng phương pháp “đánh giá sự sụt giảm tài

sản”.Phương pháp này hiện đang đựơc sử dụng rộng rãi trên thế giới sau khi đựơc trình

bày trên IAS 36.Mục đích của phương pháp này nhằm đảm bảo rằng các tài sản cố định hữu hình hoặc vô hình sẽ không bị đánh giá vượt quá giá trị thanh lý của nó.Lợi thế thương mại và các tài sản cố định vô hình không thể xác định đựơc thời gian hữu dụng sẽ phải kiểm tra sự sụt giảm giá trị hàng năm. Các tài sản cố định hữu hình khác chỉ kiểm tra sự sụt giảm giá trị khi có các bằng chứng thể hiện rằng giá trị còn lại của tài sản không thể thu hồi được, tức là phần giá trị còn lại của tài sản vượt quá giá trị thanh lý của tài sản, giá trị thanh lý của tài sản theo phương pháp này là giá trị cao nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị có thể bán được của tài sản

a ) Các tình huống làm phát sinh yêu cầu kiểm tra đánh giá lại tài sản :

Thông tin nội bộ công ty :

- Hư hỏng hoặc lỗi thời các tài sản hữu hình - Cấy trúc lại bộ máy hoạt động của doanh nghiệp

- Các báo cáo nội bộ công ty chỉ ra rằng sử dụng tài sản có thể kém hơn so với mong đợi

Báo cáo nội bộ đề cập đến việc sự sụt giảm tài sản có thể xảy ra :

- Lượng tiền mua tài sản hoặc nhu cầu về tiền cho việc hoạt động hoặc duy trì tài sản nhiều hơn mức ngân sách cho phép

- Lãi lỗ hoạt động hoặc dòng tiền trong kì yếu kém nghiêm trọng so với ngân sách cho phép

- Sự sụt giảm nghiêm trọng trong dòng tiền, doanh thu hoạt động hoặc sự gia tăng lớn trong thâm hụt ngân sách

- Lỗ do hoạt động hoặc dòng tiền chi ra cho tài sản nếu giá trị của chúng trong giai đoạn hiện tại tập hợp với ngân sách trong tương lai

Các trừơng hợp do yếu tố bên ngoài .

- Sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị thị trường của tài sản

- Sự thay đổi đổi bất lợi do sự cạnh tranh của các công ty hoặc do môi trường kinh doanh có sự điều chỉnh

- Do tỉ lệ lãi suất thị trừơng tăng cao

- Giá trị còn lại của tài sản cao hơn giá trị vốn hóa của thị trừơng

b) Cách bước để xác định phương pháp đánh giá sự sụt giảm tài sản :

Bước 1 : so sánh giá trị còn lại của đơn vị bao gồm lợi thế thương mại với giá trị có

thể thu hồi được, giá trị thu hồi là giá trị cao nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị bán đựơc trên thị trừong. Nếu giá trị thu hồi cao hơn giá trị còn lại thì không phải đánh giá sự sụt giảm giá trị của tài sản, nếu ngược lại thì tiến đến bứơc 2

Bước 2 : tính chênh lệch giữa giá trị thu hồi được với giá trị đã đựơc phân bổ của tài

sản mà doanh nghiệp xác định đựơc khi tiến hành mua doanh nghiệp khác trong hợp nhất kinh doanh tại ngày tiến hành đánh giá sự sụt giảm của tài sản. Số chênh lệch này sẽ đựơc so sánh với giá trị còn lại của tài sản để xác định giá trị sụt giảm của tài sản. Sau khi xác định được giá trị sụt giảm của tài sản sẽ phân bổ giá trị này theo tỉ lệ dựa trên giá trị còn lại của mỗi tài sản

Ví dụ : Cho 2 công ty A và B, A là công ty niêm yết mua 75% cổ phần của công ty B vào ngày 01/04/2004.Công ty A trả cho công ty B tại thời điểm mua là 25.000VND/cổ phiếu và sẽ trả phần còn lại là 1.080.000.000VND vào ngày 01/04/2005 và sẽ trả lãi là 8%/năm. Tổng giá trị cổ phiếu của công ty B là 800.000.000 VND với mệnh giá 10.000 VND/cổ phiếu x 80.000 cổ phiếu

Công ty A đánh giá lại tài sản của công ty B theo giá trị hợp lý.Tại ngày mua, các tài sản của công ty B có giá trị hợp lý là 500.000.000VND. Công ty B có sản xuất 1 lọai sản phẩm có tên là Wave,theo các chuyên gia nhận định, nhãn hiệu này có trị giá là 400.000.000 VND với thời gian ước tính là 10 năm kể từ ngày 01/04/2004. Giả sử trong

năm 2005 công ty B đạt được lợi nhuận giữ lại là 540.000.000VND và lợi nhuận chia cho các cổ động là 100.000.000 VND.

Trứơc khi hợp nhất, công ty B có nghiên cứu phát triển 1 dự án và hoàn thành nó vào ngày 30/09/2004 với chi phí được vốn hóa tại ngày hợp nhất là 110.000.000. Tuy nhiên, giám đốc công ty A cho rằng chi phí phát triển ấy không đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản

Đơn vị : đồng

Ước tính giá trị lợi thế thương mại tại ngày 31/03/2005 :

Vốn đầu tư vào công ty B :

Tiền mặt ( 80.000 x 75% x 25.000 ) 1.500.000.000

Tiền trả sau (1) 1.000.000.000

Tổng 2.500.000.000

Giá trị hợp lý của B :

Vốn cổ phần ( 800.000.000 x 75% ) 600.000.000 Lợi nhuận trên cổ phiếu ( 75% x 200.000.000 ) 150.000.000 Lợi nhuận giữ lại ( 75% (540.000.000 – 110.000.000 )) 322.500.000 Điều chỉnh giá trị hợp lý

+ Nhãn hiệu ( 75% x 400.000.000 ) 300.000.000 + Tài sản cố định ( 75% x 500.000.000) 375.000.000

Tổng 1.747.500.000

Lợi thế thương mại mua được 752.500.000

Ngày 31/03/2005, công ty A đồng thời đánh giá lại tài sản của công ty B

Tài sản Giá trị trứơc khi đánh giá lại

Lợi thế thương mại 752.500.000

Nhãn hiệu ( 300.000.000x9/10 ) 270.000.000

Công trình 500.000.000

Tổng 1.522.500.000

Giả sử rằng :

- Dòng tiền trong tương lai mà công ty A duyệt chi cho công ty B là : 2006 512.000.000

2008 389.000.000 2009 439.000.000

- Công ty B được định giá là 1.300.000.000VND vào thời điểm 31/03/2005.

- Công ty A hi vọng nhãn hiệu Wave của B sẽ tiếp tục đựơc mở rộng và đạt đựơc nhiều lợi ích hơn nữa trong tương lai ít nhất là bằng với giá trị còn lại của nó - Trong tài sản của công ty gồm có : nhà xưởng và văn phòng, trong đó nhà xưởng

trị giá 200trđ và văn phòng là 300trđ. Ngày 31/03/2005, nhà xưởng xuống cấp nghiêm trọng, không thể tiếp tục đựơc sử dụng nữa, do đó giá thu hồi đựơc của nó chỉ còn là 50.000.000VND. Giá trị bất động sản gia tăng trong kì nên giá trị văn phòng cao hơn giá trị còn lại của nó

- Lãi suất thị trừơng là 11%

Tính toán lại lợi thế thương mại theo phương pháp đánh giá lại sự sụt giảm tài sản: Thời gian Dòng tiền tương lai Lãi suất Dòng tiền hiện tại (Đv:trđồng) 2006 512 0,901 461,312 2007 329 0,812 267,148 2008 389 0,731 284,359 2009 439 0,659 289,301 Tổng giá trị sử dụng 1.302.120

Giá trị thanh lý là giá trị cao nhất giữa giá thị trừơng và giá trị sử dụng. Ở đây giá trị sử dụng là 1.302.120.000 là cao nhất cũng là giá trị thanh lý của công ty B

Giá trị còn lại của tài sản 1.522.500.000

Giá trị thanh lý 1.302.120.000

Giá trị sụt giảm của tài sản 220.380.000

Phân bổ giá trị sụt giảm của tài sản :

Nhãn hiệu Wave : không điều chỉnh do giá trị lợi ích trong tương lai lớn hơn giá trị còn lại của nó

Nhà xưởng : do xuống cấp nên đựơc thanh lý sớm, cho nên giá trị sụt giảm của nó sẽ là (200tr – 50tr = 150tr )

Văn phòng : do giá bất động sản tăng trong kì, do đó giá trị thanh lý cao hơn giá trị còn lại nên không có sự sụt giảm về tài sản

Lợi thế thương mại : sụt giảm do phần giảm giá trị tài sản ( 220.380.000 – 150.000.000 = 70.380.000 )

Giá trị tài sản còn lại sau khi đã đánh giá lại sự sụt giảm giá trị của tài sản :

Lợi thế thương mại 682.120.000

Nhãn hiệu 270.000.000

Nhà xưởng 50.000.000

Văn phòng 300.000.000

Tổng giá trị còn lại của tài sản 1.302.120.000

3.2.1.3 Thực tế thực hiện tính lợi thế thương mại theo phương pháp đánh giá sự sụt giảm giá trị tài sản ở các công ty trên thế giới :

a )Unilever

Công ty Unilever là 1 trong những công ty hàng đầu thế giới cung cấp các sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các tập đoàn kinh tế VN theo chuẩn mực KTQT (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)