Xử lý các đơn vị SPE – Đơn vị thành lập mục đích đặc biệt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các tập đoàn kinh tế VN theo chuẩn mực KTQT (Trang 50 - 52)

3. 2 Các giải pháp hoàn thiện kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn

3.2.3Xử lý các đơn vị SPE – Đơn vị thành lập mục đích đặc biệt

Như phần trình bày ở chương 2, tôi đã đề cập các vấn đề liên quan đến SPE, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có điều luật nào qui định hoặc đề cập về SPE, đây là 1 lỗ hổng rất nghiêm trọng trong nền kinh tế còn non yếu của Việt Nam vì các tập đòan lớn có thể dễ dàng lách khỏi các qui định của pháp luật để đạt đựơc mục tiêu của mình. Do đó, chúng ta cần phải nhanh chóng nghiên cứu và soạn thảo điều lệ liên quan đến SPE, sau đây là 1 vài kiến nghị của tôi về các đơn vị SPE

- Các đơn vị SPE không nên tham gia và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty mẹ trừ các quyền mà nó đựơc giao để tránh các giao dịch giả tạo giữa SPE và đơn vị sáng lập

- Khi các đơn vị SPE đựơc thành lập nó phải hòan tòan độc lập với công ty sáng lập, trong đó bao gồm quyền đựơc tự quyết định ban giám đốc, quyền tự chủ chi phí, không gánh các chi phí, công nợ từ công ty mẹ chuyển sang

- Khi các tài sản được chuyển giao cho các SPE, thì nó phải hòan tòan độc lập và không còn liên quan đến bên chuyển giao, trong 1 số trừơng hợp SPE đựơc thành lập nhằm mục đích là đơn vị bảo lãnh cho các khỏan vay của công ty mẹ thì các tài sản này đựơc xem như khỏan thanh toán cho các nhà đầu tư và không còn thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ nữa

- Các đơn vị SPE không nên đựơc hợp nhất với đơn vị sáng lập vì như vậy sẽ tạo ra sự lầm tửơng về qui mô của đơn vị sáng lập.

- Tuy không hợp nhất với các đơn vị SPE, công ty mẹ vẫn phải trình bày các rủi ro tài chính của SPE trong báo cáo tài chính của mình.Các khỏan chuyển giao tài sản, khoản nợ cần phải đựơc trình bày trên báo cáo tài chính, các khỏan

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định hợp nhất kinh doanh cũng như việc hình thành các tập đoàn theo mô hình công ty mẹ - công ty con đã tồn tại ở Việt Nam cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế theo hướng thị trường. Tuy nhiên vấn đề hợp nhất kinh doanh, kế toán hợp nhất kinh doanh, lập báo cáo tài chính hợp nhất vẫn là vấn đề khá mới mẻ, phức tạp và rất khó đối với nhà quản lí, người nghiên cứu, cũng như người hành nghề kế toán kiểm toán. Vì vậy, việc nghiên cứu Chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp nhất kinh doanh, chuẩn mực kế toán Việt Nam về hợp nhất kinh doanh và báo cáo tài chính hợp nhất để vận dụng thực hành lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn là rất cần thiết hiện nay.

Qua nghiên cứu nội dung các Chuẩn mực về hợp nhất kinh doanh, báo cáo tài chính hợp nhất kết hợp với nghiên cứu đánh giá thực trạng về công tác kế toán hợp nhất kinh doanh, lập báo cáo tài chính hợp nhất tại một số tập đoàn, tổng công ty đã diễn ra hoạt động hợp nhất kinh doanh và lập báo cáo tài chính hợp nhất đề tài đã đạt được các kết quả sau:

- Làm rõ cơ sở lí luận về kế toán hợp nhất kinh doanh, lập báo cáo tài chính hợp nhất trên cơ sở vận dụng các Chuẩn mực về hợp nhất kinh doanh, báo cáo tài chính hợp nhất của quốc tế.

- Từ thực trạng kế toán hợp nhất kinh doanh, lập báo cáo tài chính hợp nhất các doanh nghiệp Việt Nam, đề tài đã trình bày và phân tích một cách khái quát, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn khảo sát ở một số tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác thuộc một số ngành. Do đó, đã đảm bảo sự lôgic và mang tính khả thi. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của các doanh nghiệp trong quá trình nhận thức, triển khai áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 để lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn.

- Trên cơ sở phân tích sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh, lập báo cáo tài chính hợp nhất đề tài đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán hợp nhất

kinh doanh, lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn. Những kiến nghị nêu trên giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán về hợp nhất kinh doanh và lập báo cáo tài chính hợp nhất của Việt Nam và quốc tế

Tuy nhiên, do tính phức tạp và mới mẻ của đề tài nghiên cứu, sự phong phú, đa dạng của các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh trong quá trình hội nhập cùng với kiến thức và kinh nghiệm của tác giả còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại. Bên cạnh đó, do sự hạn chế về thời gian và hình thức đề tài, do đó công trình vẫn chưa đi sâu vào phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các đơn vị hợp nhất kinh doanh, tổ chức hệ thống thông tin trong các tập đòan kinh tế, các đơn vị VIE

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.,TS. Ngô Thế Chi (2005), Lập báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS 25, NXB Thống Kê, Hà nội.

2. ACCA – P2.5 FINANCIAL REPORTING

3. APPLYING INTERNATIONAL ACCOUNTING STANDARDS – do công ty kiểm toán Ernst&Young thực hiện

4. Chế độ kế toán doanh nghiệp của NXB Lao Động – Xã Hội.

5. “Special Purpose Entities and the Securitization Markets” do The Bond Market Association trình bày Feb 01, 2002.

6 Impairment review – Richard Edwards giáo sư của trừơng Cardiff Business

7. Tài liệu tham khảo từ các nguồn internet, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ và các công ty khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các tập đoàn kinh tế VN theo chuẩn mực KTQT (Trang 50 - 52)