Giao dịch nội bộ :

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các tập đoàn kinh tế VN theo chuẩn mực KTQT (Trang 42 - 50)

3. 2 Các giải pháp hoàn thiện kĩ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất trong các tập đoàn

3.2.2Giao dịch nội bộ :

3.2.2.1 Giao dịch nội bộ do cung cấp dịch vụ :

Trong một tập đòan, nhằm thực hiện chuyên môn hóa để đạt đựơc lợi ích tối ưu, các công ty thành viên trong tập đòan thường có xu hướng hoạt động trong 1 lĩnh vực nhất định nhằm mục đích : tránh sự trùng lấp trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau và tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi … Ở Việt Nam hiện nay nhiều tập đòan đang dần dần hình thành ra 1 tập đòan gồm nhiều công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau ( Ví dụ : FPT, Ree,… )

Các ví dụ về dịch vụ mà các công ty thành viên có thể giao dịch đựơc với nhau: - Cung cấp các chuyên gia trong 1 thời gian nhất định

- Đi thuê hoặc cho thuê nhà xưởng, nhà kho từ các công ty thành viên - Đôi khi, 1 công ty đựơc thành lập nhằm mục đích đặc biệt, ví dụ : các hoạt

động nghiên cứu, thiết kế …….

Ví dụ : Trong niên độ kế toán, công ty A gửi 1 số chuyên gia cho công ty B nhằm sửa chữa các thiết bị, chi phí dịch vụ là 30tr

Công ty A : Đơn vị: triệu đồng

Tiền mặt 30

Doanh thu do bán hàng và cung cấp dịch vụ 30 Công ty B :

Chi phí sản xuất chung 30

Tiền mặt 30

Báo cáo tài chính hợp nhất

Doanh thu do bán hàng và cung cấp dịch vụ 30

Chi phí sản xuất chung 30

Trong niên độ, công ty A cho công ty B thuê 1 nhà xưởng với giá 150tr Các bút toán ở đơn vị A và B tương tự với bút toán cung cấp dịch vụ.

Theo quan điểm hợp nhất của quốc tế, các giao dịch nội bộ về cho thuê hòan tòan là việc sắp xếp nội bộ nên không có ghi nhận lợi nhuận và chi phí ở đây, do đó chúng cần phải bị loại bỏ khỏi báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất

Doanh thu do bán hàng và cung cấp dịch vụ 150

Chi phí quản lý 150

3.2.2.2 Lợi tức trong nội bộ tập đòan :

Lợi tức trong nội bộ tập đòan là phần thu được từ lợi nhuận sau thuế của các công ty thành viên trong tập đòan. Có 2 loại lợi tức : lợi tức trả trứơc và lợi tức trả sau. Trong đó, lợi tức trả trứơc đã được loại trừ ngay trong khỏan đầu tư, trong khi đó, lợi tức trả sau đựơc ghi nhận như là lợi nhuận của công ty mẹ.

Có 3 tình huống đựơc xem xét trong phần này :

- Lợi tức được thông báo trong kì này nhưng chưa trả - Lợi tức được thông báo và trả trong kì

- Lợi tức đựơc trả bằng cổ phiếu quĩ( bonus share dividends )

3.2.2.2.1 Lợi tức đựơc thông báo trong kì này nhưng chưa trả

Ví dụ : Công ty B thông báo chia lợi tức 40tr từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh từ ngày mua. Tại ngày kết thúc niên độ, lợi tức vẫn chưa được trả

Khỏan phải thu khác 32

Doanh thu hoạt động tài chính 32 Công ty B:

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 40

Các khỏan phải trả, phải nộp khác 40 Báo cáo tài chính hợp nhất :

Doanh thu hoạt động tài chính 32 Lợi ích của cổ đông thiểu số 8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 40

3.2.2.2.2 Lợi tức đựơc thông báo trong kì và đã được trả :

Tiếp tục ví dụ trên, nhưng lợi tức đã được chi trả vào cuối kì :

Đơn vị: triệu đồng Công ty A :

Tiền mặt 32

Doanh thu hoạt động tài chính 32 Công ty B :

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 40

Tiền mặt 40

Báo cáo tài chính hợp nhất :

Doanh thu hoạt động tài chính 32 Lợi ích của cổ đông thiểu số 8

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 40

3.2.2.2.2 Lợi tức được trả bằng cổ phiếu quĩ:

Công ty con thỉnh thỏang có thể không trả lợi tức cho công ty mẹ bằng tiền mặt mà có thể trả bằng cổ phiếu quĩ

Ví dụ : công ty B trả cổ tức cho công ty A bằng cổ phiếu trị giá 50tr Công ty B :

Cổ phiếu quĩ 50

Do lợi tức đựơc chi trả bằng phát hành thêm cổ phiếu quĩ dựa trên lợi nhuận sau thuế đạt được. Phần lợi nhuận dẫn đến việc phát hành cổ phiếu sẽ đựơc vốn hóa làm tăng vốn cổ phần.

Ở công ty A sẽ không có bút toán nào cả vì lợi tức được chi trả cổ tức sẽ không làm tăng thêm cổ phần của công ty A ở B. Thêm vào đó, nếu khỏan đầu tư của công ty A được ghi nhận theo giá gốc cho việc ứng trước mua vốn cổ phần công ty B, khỏan đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng bởi lợi tức thu được từ trường hợp mua vốn cổ phần trả sauKhi lên báo cáo tài chính hợp nhất, chúng ta có 2 phương pháp điều chỉnh :

- Loại trừ lợi tức đựơc chi trả với vốn cổ phần

Vốn cổ phần 40

Lợi ích cổ đông thiểu số 10

Cổ phiếu quĩ 50

- Không loại trừ lợi tức đựơc chi trả nhưng sẽ vốn hóa lợi nhuận trong báo cáo tài chính hợp nhất

Vốn cổ phần 40

Lợi ích cổ đông thiểu số 10

Vốn hóa lợi nhuận chưa phân phối 50

Mục đích của việc tạo ra bút toán đảo này nhằm thể hiện rằng phần lợi nhuận chưa phân phối của tập đòan đã đựơc vốn hóa bởi công ty con và do đó không cần các khỏan chi trả lợi tức bằng tiền mặt cho công ty mẹ

Theo qui định hiện hành của Việt Nam, lợi tức từ cổ phiếu là phần đựơc miễn thuế, do đó không có các bút tóan điều chỉnh về thuế trong báo cáo tài chính hợp nhất.

3.2.2.3 Trái phiếu được mua vào ngày phát hành :

Vào ngày 01/01/2006, A phát hành 1000 trái phiếu trị giá 1tr mỗi cố phiếu, trái phiếu có lãi suất là 15% mỗi năm, trả vào 01/01 hàng năm. Công ty C, được sở hữu tòan phần bởi công ty A đã mua 50% lượng cổ phiếu đựơc bán ra.

Bút toán được ghi nhận vào ngày kết thúc niên độ là 30/06/2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: triệu đồng Công ty A :

01/01/2006 Tiền mặt 1.000

30/06/2006 Chi phí lãi vay 75

Khỏan phải trả 75

( tính lãi vay 15% trong 6 tháng ) Công ty C :

01/01/2006 Trái phiếu công ty A 500

Tiền mặt 500

30/06/2006 Khỏan phải thu 37,5

Doanh thu hoạt động tài chính 37,5 Báo cáo tài chính hợp nhất :

Trái phiếu 500

Trái phiếu công ty A 500

Khỏan phải trả 37.5

Khoản phải thu 37.5

Doanh thu hoạt động tài chính 37.5

Chi phí tài chính 37.5

3.2.2.4 Trái phiếu được mua ở thị trừơng tự do :

Vào ngày 01/07/2006, Công ty A phát hành 100 trái phiếu trị giá 100tr thời gian là 10 năm, lãi suất 15%, Lãi trả nửa năm 1 lần vào này 31/12 và 30/06. Giả sử rằng công ty B mua lại 30 trái phiếu trên thị trừơng với giá 0.95tr/trái phiếu vào ngày 31/03/2007

Bút toán ghi nhận : Đơn vị:tr.đồng Công ty A :

01/07/06 Tiền mặt 100

Mệnh giá trái phiếu 100

31/12/06 Chi phí tài chính 7.5 (100x15%x6/12)

Tiền mặt 7.5

30/06/07 Chi phí tài chính 7.5 (100x15%x6/12)

Tiền mặt 7.5

Công ty B :

31/03/07 Trái phiếu công ty A 28.5 ( 30x0.95 )

Tiền mặt 28.5

Trái phiếu công ty A 1.125(30x0.15x 3/12) Doanh thu hoạt động tài chính 1.125

(Do khi mua trái phiếu, lãi đã được tính vào giá mua 3 tháng trước, do đó phải loại trừ ra để xác định số tiền thực thu )

Xét khía cạnh tập đòan, việc công ty B mua lại trái phiếu của công ty A trên thị trừơng tự do đã ảnh hưởng đến việc thanh lý lại 300 trái phiếu phát hành bởi công ty A. Từ khi công ty B mua trái phiếu, lãi trái phiếu tính từ 01/01 đến 31/03/06 được chi trả bởi tập đòan. Tập đòan mua lại 30 trái phiếu với giá thấp hơn mệnh gia và nó được phép ghi nhận thu nhập trên bảng cân đối hợp nhất để tính chiết khấu nhận đựơc từ việc mua lại này. Các bút toán điều chỉnh trên báo cáo tài chính hợp nhất tại ngày 30/06/2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mệnh giá trái phiếu 30

Trái phiếu công ty A 27,375

Cổ đông thiểu số 0,525

Doanh thu hoạt động tài chính 2,1 (28.500 – 1.125 = 27.375)

Doanh thu tài chính 1,125

Chi phí tài chính 1,125

Xét các giai đoạn trong tương lai, khi các khỏan trái phiếu tiếp tục ghi nhận ở công ty A thì các bút toán điều chỉnh trên báo cáo tài chính hợp nhất tiếp tục được xử lý. Tuy nhiên, vì khỏan doanh thu từ việc mua lại trái phiếu đã đựơc xử lý vào ngày 31/03/2006, do đó, khỏan doanh thu này sẽ đựơc ghi nhận vào tài khỏan lợi nhuận chưa phân phối. Các bút toán vào ngày 30/06/2007 ( tròn 1 năm khi phát hành trái phiếu )

Mệnh giá trái phiếu 30

Trái phiếu công ty A 27,375

Cổ đông thiểu số 0,525

Lợi nhuận chưa phân phối 2,1 Doanh thu hoạt động tài chính 4,5 (30x0.15)

Chi phí tài chính 4,5

Do không có chênh lệch giữa tài sản và khoản nợ nên không có xuất hiện khoản lãi phát sinh ở đây

3.2.2.5 Trái phiếu đáo hạn :

Theo ví dụ trên, trái phiếu đáo hạn vào ngày 30/06/2016, bút toán ghi nhận Công ty A :

30/06/16 Chi phí tài chính 7,5

Tiền mặt 7,5

Mệnh giá trái phiếu 100

Tiền mặt 100

Công ty B :

31/12/15 Tiền mặt 2,25

Doanh thu hoạt động tài chính 2,25

Tiền mặt 30

Trái phiếu công ty A 27,375 Doanh thu hoạt động tài chính 2,625

Trên báo cáo tài chính, bên cạnh việc loại trừ các khỏan lãi phải trả, chúng ta cũng cần loại trừ khỏan thu nhập khi đáo hạn của trái phiếu. Các bút tóan điều chỉnh vào ngày 30/06/2016

Doanh thu hoạt động tài chính 4,5

Chi phí tài chính 4,5

Doanh thu hoạt động tài chính 2,1

Lợi nhuận chưa phân phối 2,1

Tóm lại, trong phần này, tôi đã trình bày cơ bản các vấn đề khi giao dịch nội bộ trong tập đòan về hàng tồn kho, tài sản, dịch vụ, lợi tức và các khỏan nợ và việc điều chỉnh chúng trên báo cáo tài chính hợp nhất. Các bứơc cơ bản để thực hiện các bút toán điều chỉnh về giao dịch nội bộ trong báo cáo tài chính hợp nhất là : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân tích sự kiện được ghi nhận ở các công ty thành viên trong giao dịch nội bộ, xem xét giao dịch ở kì trứơc hay kì hiện tại

- Phân tích tình huống trong khía cạnh tập đòan - Thiết lập các bút toán điều chỉnh

- Xem xét ảnh hửơng của thuế đến việc điều chỉnh

Thông thường khi đề cập đầu tư nội bộ, người ta thừơng liên tửơng đến việc công ty mẹ đầu tư xuống cho các công ty con, tuy nhiên, trong thực tế, vẫn tồn tại trường hợp công ty con đầu tư ngược lại vào các công ty mẹ.Tuy vậy, trong VAS 25 – “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con” và Thông tư 23 chỉ quy định loại trừ giá trị ghi sổ của khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con và phần chiếm hữu trong vốn chủ sở hữu của công ty con. Chính vì vậy, khoản đầu tư ngựơc chiều này vẫn chưa được qui định loại trừ khỏi báo cáo tài chính hợp nhất. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn vấn đề tranh luận về việc đầu tư ngược lại của công ty con vào công ty mẹ. Vì thực chất, trong quan hệ đầu tư vào công ty mẹ thì vẫn nằm trong phạm vi không thay đổi mối quan hệ kiểm soát giữa công ty mẹ và công ty con, khi công ty mẹ có nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài hoặc công ty mẹ thành lập một tổ chức tài chính để huy động vốn thì không thể ngăn cản sự đầu tư của công ty con vào công ty mẹ. Tuy vậy, khung pháp lý về hợp nhất báo cáo tài chính hiện nay chưa đáp ứng được mô hình tập đoàn ở mức độ phức tạp như trường hợp đầu tư đa chiều đã nói ở trên.

Hiện nay, trên thế giới có một số quốc gia nghiêm cấm việc công ty con đầu tư ngựơc lại vào công ty mẹ, vì họ cho rằng việc đầu tư này có thể gây ra sự lũng đoạn thị trường tài chính. Tuy nhiên, khung pháp lý của Việt Nam về tình huống này vẫn chưa đựơc định rõ trong các chuẩn mực, thông tư có liên quan, do đó khi thực tế phát sinh thì chúng ta còn gặp nhiều lúng túng khi xử vấn đề. Do đó, dựa trên phương pháp xử lý của công ty kiểm toán Ernst & Young về vấn đề công ty con đầu tư ngược lại công ty mẹ, tôi đề xuất ra phương pháp xử lý vấn đề qua ví dụ như sau :

Ví dụ: Công ty A là công ty nắm giữ 70% vốn của công ty B, công ty B nắm giữ 60% vốn của công ty C. B và C đều là công ty con của A, trong niên độ kế toán, công ty C đầu tư 1 khỏan tiền là 10tỉ mua cổ phiếu của công ty A

Có 2 trừơng hợp xảy ra đối với việc đầu tư :

Trừơng hợp 1 : cổ phiếu được giữ lại đến cuối kì

Công ty A thông qua công ty B kiểm soát công ty C, do đó công ty A chỉ chiếm 42% vốn cổ phần của công ty C, do đó trong khoảng 10tỉ đầu tư ngược lại vào công ty A của công ty C thì công ty A chiếm 4,2 tỉ còn lại là của các cổ đông khác chiếm 5,8 tỉ. Đến cuối kì kế toán, nếu công ty C vẫn nắm giữ cổ phiếu chưa bán ra thì khi lên báo cáo tài

chính hợp nhất, khoản 10 tỉ sẽ đựơc phân bổ như sau : 4,2 tỉ vào cổ phiếu quĩ và 5,8 tỉ vào lợi ích cổ đông thiểu số

Trừơng hợp 2 : cổ phiếu đựơc đem bán trong kì

Giả sử, trong kì kế toán, công ty C đem bán cổ phiếu với giá 12tỉ, khỏan lợi nhuận 2 tỉ sẽ đựơc ghi nhận bởi công ty con, khi lên báo cáo tài chính hợp nhất giá trị của nó sẽ đựơc phân bổ như sau : Thặng dư vốn cổ phần 0,84tỉ (2x42%) và lợi ích cổ đông thiểu số là 1,16tỉ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các tập đoàn kinh tế VN theo chuẩn mực KTQT (Trang 42 - 50)