1.1. Định hướng phát triển của công nghệ phần mềm ở nước ta trong thời gian tới
Như chúng ta đã biết, tập đoàn công nghệ thông tin khổng lồ Intel đã có một quyết định khiến cả thế giới chú ý: chỉ sau 9 tháng kể từ khi được cấp phép đầu tư đã nâng tổng vốn từ 605 triệu USD lên 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm thử chip(ATM) tại Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Sự kiện này cùng với hình ảnh Bill Gates – Chủ tịch Microsoft đến thăm Việt Nam lần đầu tiên ngày 22/4/2006 và cam kết đầu tư gần 1 tỷ USD của các doanh nghiệp điện tử công nghệ cao Nhật Bản vào tỉnh Hà Tây và một số tỉnh khác, đã khẳng định Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn và rất đáng tin cậy đối với cộng đồng các nhà đầu tư công nghệ thông tin nước ngoài.
Tại hội thảo công nghệ thông tin truyền thông quốc gia XI với nội dung “cần phải đẩy mạnh công nghệ thông tin để phục vụ cho hội nhập và phát triển”. Bộ trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ thông tin là cầu nối, là chất keo dính, chất xúc tác của mọi ngành khác. Không có công nghệ thông tin thì sẽ khong thể có liên kết. Công nghệ thông tin là nền tảng của mọi sự phát triển. Qua đó, Bộ trưởng cũng đã ban hành các chính sách kích cầu cho công nghệ thông tin với mục đích ứng dụng công nghệ thông tin của toàn xã hội sẽ tăng lên 5 – 7 lần.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường phần mềm hiện tại của Việt Nam còn rất khiêm tốn nhưng trong tương lai gần với nhu cầu tin học
hoá ở mọi ngành, mọi nghề và trước sức ép cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính các cấp sẽ phải tăng cường ứng dụng tin học vào hoạt động của mình. Trước hết đó là các ngành viễn thông, hàng không, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí... Hiện tại theo nghiên cứu của Hội Tin học TP.HCM thị trường phần mềm và dịch vụ trong khu vực ứng dụng cho doanh nghiệp đã chiếm 30,83%, cho khu vực quản lý Nhà nước chiếm 21,4%...
Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp phần mềm là đến năm 2005 sẽ đạt doanh số 80 - 90 triệu USD đối với thị trường trong nước và cố gắng nâng kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD. Mục tiêu chủ yếu của công nghiệp phần mềm đối với thị trường trong nước là các chương trình tin học hoá nền kinh tế, bao gồm: chương trình tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước dự kiến đầu tư 1.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp lớn của Nhà nước, các lĩnh vực ngân hàng, xây dựng, quốc phòng..., các doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng cá nhân. Đối với thị trường nước ngoài thì nhằm vào thị trường trung gian như: các công ty phần mềm Mỹ (có nhu cầu nhập khẩu lao động và thuê gia công phần mềm lớn), các công ty phần mềm Tây Âu và Nhật Bản, các công ty phần mềm Ấn Độ (chia xẻ kinh nghiệm trong đào tạo và gia công phần mềm), các công ty phần mềm của các nước Đông Nam Á khác. Để đạt mục tiêu trên, trước hết từng doanh nghiệp làm phần mềm phải chủ động nỗ lực phát triển năng lực kinh doanh chứ không chỉ trông chờ đòi hỏi sự ưu đãi và hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước. Các doanh nghiệp phần mềm phải có chiến lược đầu tư dài hạn cho các nguồn nhân lực; nâng cao trình độ và năng lực quản trị của các chủ doanh nghiệp phần mềm; đẩy mạnh việc hợp tác giữa các doanh nghiệp phần mềm trong nước, các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm các liên kết dọc và ngang để ứng dụng nguồn lực hợp lý, tránh đầu tư trùng lắp và giảm thiểu cạnh tranh nội bộ; điều quan trọng là phải xây dựng nền
tảng kỹ thuật chung thống nhất toàn ngành, đảm bảo thông tin trong ngành đầy đủ và kịp thời.
1.2. Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới
Nhìn vào những con số đạt được trong những năm qua, chúng ta có thể thấy ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đang có một môi trường rất thuận lợi để phát triển mạnh. Bước theo con đường khoa học công nghệ, tiếp tục hoàn thiện chính mình, Sao Mai hoàn toàn có cơ hội tỏa sáng trên thị trường Việt Nam và thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông thin để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Giám đốc công ty Sao Mai – Ông Nguyễn Văn Tuyến cũng đã khẳng định “phát triển Sao Mai thành một doanh nghiệp công nghệ cao là chiến lược lâu dài của công ty. Hiện nay, chúng tôi sẽ đi sâu vào gia công phần mềm cho Nhật Bản để tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như nâng cao doanh thu; sau đó mở rộng cung ứng cả các phần mềm hệ thống nghiệp vụ, phần mềm đóng gói… để cung cấp cho thị trường Việt Nam”
Như vậy chúng ta có thể thấy trong những năm tới, công ty cổ phần Sao Mai đã quyết định lựa chọn hướng đi cho mình là đi sâu vào thị trường Nhật Bản, qua đó có điều kiện để chiếm lĩnh thị trường trong nước. Đây là một quyết định chính xác vì hiện tại công ty đang có mối quan hệ rất tốt với các đối tác ở thị trường Nhật Bản, việc tiếp tục đầu tư vào thị trường này sẽ đem lại cho công ty những hợp đồng có giá trị, tích lũy kinh nghiệm, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu tốt hơn. Từ đó, công ty sẽ có nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường công nghệ phần mềm trong nước vốn đang có tính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Đây là một hướng đi đúng đắn giúp công ty Sao Mai tận dụng được hết những điểm mạnh của mình, dựa trên lợi thế có
sẵn để bám vào đó xâm chiếm dần các thị trường tiềm năng khác.
Với hướng đi này, công ty cổ phần Sao Mai đang có nhiều cơ hội để trở thành một thương hiệu lớn trong ngành công nghệ phần mềm đang sôi động và đầy tính cạnh tranh gay gắt như ở nước ta hiện nay.
2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh doanh sản phẩm phần mềm của công ty cổ phần Sao Mai