2.1.3. Quá trình xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của KTNN trình kiểm toán của KTNN
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đặt ra, trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học giai đoạn 1994 - 1999, trong năm 1999 KTNN đã hoàn chỉnh và Tổng KTNN đã ban hành Hệ thống chuẩn mực của KTNN gồm 14 chuẩn mực chia làm ba nhóm: nhóm chuẩn mực chung, nhóm chuẩn mực thực hành và nhóm chuẩn mực lập báo cáo kiểm toán. Bên cạnh đó Tổng KTNN ban hành sáu quy trình kiểm toán, bao gồm 01 quy trình kiểm toán chung, 03 quy trình kiểm toán chuyên ngành, 02 quy trình lập báo cáo cho một cuộc kiểm toán và lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm.
Do chức năng của KTNN quy định trong Nghị định 70/CP của Chính phủ chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính nên Hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của cơ quan KTNN đ−ợc xây dựng chủ yếu phục vụ cho chức năng kiểm toán báo cáo tài chính. Mặc dù với một thời gian rất ngắn (1994 - 1999) công tác triển khai nghiên cứu và xây dựng hệ thống chuẩn mực, các quy trình kiểm toán đã đạt đ−ợc kết quả hết sức to lớn. Bắt tay vào xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán và các quy trình kiểm toán, cơ quan KTNN đã đ−a ra định h−ớng rất rõ.
Thứ nhất, KTNN Việt Nam là thành viên của tổ chức các cơ quan KTNN tối cao quốc tế INTOSAI và khu vực Châu á ASOSAI, do đó việc xây dựng hệ thống chuẩn mực của KTNN Việt Nam phải dựa trên cơ sở hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của các tổ chức này. Hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của KTNN chịu ảnh h−ởng và sự chi phối rất lớn của Tuyên bố Lima về các chỉ dẫn kiểm toán và Luật đạo đức INTOSAI cho các KTV trong lĩnh vực công. Tuy nhiên việc nghiên cứu các cơ sở lý luận về chuẩn mực và quy trình kiểm toán của hai tổ chức INTOSAI và ASOSAI đối với quá trình Hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của KTNN Việt Nam có tính đến các đặc thù về mặt chính trị, xã hội và thể chế Nhà n−ớc của Việt Nam.
Thứ hai, dựa vào kinh nghiệm của n−ớc ngoài, hàng loạt các cuộc nghiên cứu về mặt tổ chức, về cơ chế hoạt động của KTNN, các đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán …; các chuẩn mực kiểm toán; các quy trình kiểm toán đối với KTNN Đức, Anh, Pháp, Nga, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc… đ−ợc thực hiện.
Thứ ba, dựa trên thực tiễn quá trình kiểm toán, công tác nghiên cứu khoa học của cơ quan KTNN đã thực hiện quá trình tổng kết, đánh giá thực tiễn; đánh giá kết quả kiểm toán; đánh giá những mặt đ−ợc, mặt ch−a đ−ợc để làm cơ sở xây dựng hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của KTNN Việt Nam. Đây là đặc điểm riêng có khi xây dựng hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của KTNN Việt Nam. Do công tác nghiên cứu khoa học gắn liền giữa lý luận và thực tiễn nên nội dung các chuẩn mực và quy trình kiểm toán của KTNN có tính thực tiễn rất cao. Tuy nhiên, đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán Việt Nam. Do quá trình xây dựng quá dựa vào thực tế kiểm toán nên thiếu tính khái quát, tính phổ biến, tính đúng đắn, hợp lý và tính lâu dài của hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của KTNN Việt Nam. Các chuẩn mực và quy trình kiểm toán bộc lộ nhiều hạn chế. HTCM và các QTKT mới đ−a vào sử dụng hơn 4 năm (1999 - 2004) những đã có nhiều nội dung lạc hậu, không phù hợp với thực tế hiện tại và yêu cầu phát triển của cơ quan KTNN trong các năm tới.
Tóm lại, năm 1999 là năm mà cơ quan KTNN đã hội tụ đủ các yếu tố và điều kiện cho việc ban hành hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán để làm cơ sở cho quá trình hoạt động kiểm toán của mình. Quá trình nghiên cứu và xây dựng hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán đã kết hợp một cách đúng đắn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kinh nghiệm của các n−ớc trên thế giới với thực tiễn quá trình kiểm toán của KTNN Việt Nam.
Hạn chế cơ bản của quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán là quá thiên vào thực tiễn kiểm toán từ các tình huống cụ thể phát sinh trong kiểm toán của KTNN Việt Nam; Hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của KTNN Việt Nam chủ yếu điều chỉnh hoạt động kiểm
toán báo cáo tài chính. Để kiểm toán hoạt động (hiệu quả); kiểm toán tuân thủ… nhất thiết phải có xây dựng HTCM và các quy trình cho các loại hình kiểm toán này.