Tác động đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông

Một phần của tài liệu CON ĐƯỜNG tơ lụa TRÊN BIỂN của TRUNG QUỐC và NHỮNG tác ĐỘNG đến KHU vực ĐÔNG NAM á (Trang 33 - 35)

Ở Đông Nam Á, ngày càng có nhiều nghi ngờ về việc Trung Quốc đẩy mạnh sự phụ thuộc kinh tế trong khi vẫn chưa giải quyết được tranh chấp Biển Đông. Vào 37 Ngô Thu Hương, (2019), “Các tác động an ninh của con đường tơ lụa trên biển: Một góc nhìn từ châu Âu”,

Viện nghiên cứu Biển Đông, đăng ngày 07.02.2019, lúc 10:25.

http://nghiencuubiendong.vn/diem-sach-bao/7135-tac-dong-an-ninh-cua-con-duong-to-lua-tren-bien-goc-nhin- cua-tu-chau-au[truy cập ngày 05.06.2019, lúc 10:27]

38 Kim Thoa, (2016), “Campuchia phản đối ASEAN đưa phán quyết về Biển Đông vào tuyên bố chung”, Báo Tuổi trẻ, đăng ngày 25.07.2016, lúc 06:37.

https://tuoitre.vn/vap-phan-doi-cua-campuchia-asean-khong-ra-duoc-tuyen-bo-chung-1142974.htm[truy cập ngày 0.506.2019, lúc 10:54]

tháng 07.2014, các báo cáo gần đây ghi nhận rằng các thành phố duyên hải Trung Quốc bao gồm Quảng Châu, Hải Nam, Trạm Giang, Bắc Hải, Tuyền Châu, Chương Châu, Ninh Ba, Bồng Lai and Dương Châu đã cùng gửi một bản kế hoạch đề nghị Tổ chức Di sản Thế giới UNESCO công nhận Con đường Tơ lụa trên Biển xa xưa.

 Các báo cáo từ phía Trung Quốc cũng khẳng định các cơ quan di sản của họ đã tiến hành các cuộc khảo sát khảo cổ học ở quần đảo Hoàng Sa và đang mở rộng phạm vi khảo sát xuống phía nam ở quần đảo Trường Sa. Điều này khiến các bên yêu sách lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Con đường Tơ lụa trên Biển như một cách để tái khẳng định sự hiện diện của mình ở khu vực từ trong lịch sử, cho phép nước này tăng cường hiện diện và đẩy mạnh yêu sách ở Biển Đông. Việc xây dựng một bản kế hoạch chi tiết cho con đường tơ lụa trên biển sẽ có ích hơn là giải quyết các mối lo ngại của khu vực.39

 Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình ở Biển Đông sẽ làm cho tình hình an ninh của các nước Đông Nam Á thêm phức tạp, căng thẳng. Nhất là các cuộc tập trận của Mỹ và đồng minh Mỹ trên Biển Đông và sự đối đầu về lợi ích chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông buộc các nước Đông Nam Á phải chọn phe. Trung Quốc rất khôn ngoan khi dùng “con đường tơ lụa trên biển” làm mồi nhử kinh tế, cột chặt sự phụ thuộc của các nước ASEAN vào Trung Quốc. Cách lôi kéo, tập hợp lực lượng này sẽ giúp Trung Quốc tự xây dựng cho mình bức tường ngăn chặn các nổ lực của Mỹ và đồng minh Mỹ can thiệp chính trị, quân sự, kinh tế - thương mại vào Đông Nam Á. Và cho dù Mỹ hiện diện ở Đông Nam Á thì cũng sẽ khó có khả năng lôi kéo các nước ASEAN về phe mình. Tuy nhiên, trong tương lai, con đường tơ lụa này có thành hiện thực hay không tùy thuộc vào thái độ của Trung Quốc và phản ứng của người dân, của chính quyền các nước ASEAN. Nếu Trung Quốc không chịu ngồi vào bàn đàm phán 39 Kim Minh, (2015), “Yếu tố chính trị trong sáng kiến con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc”, Viện nghiên cứu Biển Đông, đăng ngày 17.03.2015, lúc 13:30.

http://www.nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/4679-yeu-to-chinh-tri-trong-sang-kien-con-duong-to-lua-tren-bien- cua-trung-quoc[truy cập ngày 05.06.2019, lúc 12:53]

thỏa thuận các vấn đề về Biển Đông thì rất có thể, con đường tơ lụa trên biển sẽ khó thành hiện thực.

Một phần của tài liệu CON ĐƯỜNG tơ lụa TRÊN BIỂN của TRUNG QUỐC và NHỮNG tác ĐỘNG đến KHU vực ĐÔNG NAM á (Trang 33 - 35)