Tác động của MSR đến Việt Nam

Một phần của tài liệu CON ĐƯỜNG tơ lụa TRÊN BIỂN của TRUNG QUỐC và NHỮNG tác ĐỘNG đến KHU vực ĐÔNG NAM á (Trang 35)

2.5.1 Tác động

Mặc dù hầu hết các nước Đông Nam Á ủng hộ và tham gia tích cực vào “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa tham gia vào dự án thế kỷ đầy tham vọng này bởi vì những tác động tiêu cực về vấn đề an ninh, chủ quyền lãnh thổ quốc gia khiến Việt Nam không dám “bắt tay” hợp tác với Trung Quốc.40Chính vì vậy, tôi chỉ trình bày những tác động tiêu cực của MSR đối với Việt Nam.

 MSR đe dọa nghiêm đến trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam bởi vì Trung Quốc lấy cớ “xây dựng mối quan hệ hữu nghị, láng giềng thân thiện với các nước Đông Nam Á”, lấy cớ khảo sát, nghiên cứu Con đường tơ lụa trên Biển từ xa xưa và lấy cớ “đảm bảo an ninh khu vực, đảm bảo an ninh cho Trung Quốc”. Trong trường hợp các nước Đông Nam Á còn lại ủng hộ Sáng kiến MSR thì Việt Nam có thể bị Trung Quốc cô lập một mình. Trung Quốc có cớ để tăng cường sự hiện diện và bành trướng của mình ở Biển Đông làm cho Việt Nam phải đề cao tinh thần cảnh giác. Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan vào cùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ( năm 2014) được xem như là sự “dằn mặt” của Trung Quốc đối với Việt Nam khi không ủng hộ Trung Quốc sáng kiến MSR.

 Nếu Trung Quốc định hình một mạng lưới cơ sở hạ tầng từ Vân Nam qua Lào, Campuchia rồi xuống Thái Lan, Malaysia, Singapore thì mạng lưới cơ sở hạ tầng mà Việt Nam đang đầu tư theo trục Bắc – Nam có thể sẽ mất đi ưu thế hiện thời khi không có kết nối theo hướng Đông – Tây. Bên cạnh đó, các khoản đầu tư lớn

40 Ngày 15.06.2018, người dân Việt Nam xuống đường biểu tình ở nhiều nơi phản đối dự luật đặc khu của Quốc hội Việt Nam vì nội dung cho Trung Quốc thuê đất trong 99 năm. Ngoài ra, người dân Việt Nam cũng có chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc rất cao khi nhiều lần phản ứng mạnh mẽ trước những tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.

của Trung Quốc vào cảng biển của Campuchia và Thái Lan có thể làm các cảng biển quan trọng của Việt Nam mất đi lợi thế trong tương lai.

 Kể cả khi không tham gia vào Con đường tơ lụa trên biển, không kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có thể tự mình rơi vào “bẫy cơ sở hạ tầng”41. Cụ thể, khi một khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư và hình thành sẽ có ưu thế về kết nối với các khu vực khác. Ngược lại quốc gia hoặc khu vực nào không có sự đầu tư thỏa đáng về sẽ dần mất ưu thế. Bởi vậy, sự xuất hiện của đòn bẩy cơ sở hạ tầng sẽ làm gia tăng chi phí cơ hội của quốc gia và về lâu dài có thể đẩy sự phát triển của một quốc gia khác ra “vùng ven” nếu quốc gia đó không có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển hoặc không kết nối được với hệ thống của cả khu vực.

2.5.2 Kiến nghị một số biện pháp cho Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, tăng cường thực thi quyền chủ quyền của mình tại các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Kiên quyết vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xâm phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, giải quyết các tranh chấp trên tinh thần tôn trọng Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982.

Thứ hai, Việt Nam cần chú trọng việc phát triển các hành lang giao thông, trên cơ sở xây dựng các hành lang kinh tế. Theo đó, Việt Nam nên tận dụng hệ thống cảng và ưu thế đường biển, kết nối giao thông đường thủy giữa các nước ASEAN tại lưu vực sông Mekong đồng thời phát triển kết nối cơ sở hạ tầng Đông – Tây với ASEAN, ưu tiên trục giao thông Thái Lan – Campuchia – Tây Ninh – Sài Gòn – Vũng Tàu để phát huy lợi thế cảng Cái Mép – Thị Vải.

41 Hạnh Nguyễn, (2016), “Việt Nam mất lợi thế khi Trung Quốc đầu tư vào cảng biển Campuchia”, Báo VIETSTOCK, đăng ngày 11.05.2016, lúc 08:23.

https://vietstock.vn/2016/05/viet-nam-mat-loi-the-khi-trung-quoc-dau-tu-vao-cang-bien-campuchia-1329- 475240.htm[truy cập ngày 04.06.2019, lúc 23:56]

Thứ ba, Việt Nam có thể tham gia con đường tơ lụa trên bộ vì khả năng rất cao là Việt Nam phải tham gia vì hầu hết mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông ở các nước Đông Nam Á hiện nay đều góp sự có mặt của Trung Quốc. Chúng ta có thể hợp tác riêng rẽ với từng nước ASEAN mà không phải là Trung Quốc trong việc thực hiện các dự án trọng điểm, chúng ta có thể tận dụng nguồn vốn ODA mà Nhật Bản hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng để không phải vay nợ hoặc lệ thuộc vào Trung Quốc.

2.6 Nội dung và triển vọng về con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc trong vài thập niên tới

Theo cá nhân tôi, khả năng hiện thực hóa con đường tơ lụa trong vài thập niên tới là rất khó có thể đạt được vì một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, việc Trung Quốc ra sức đầu tư ồ ạt cho con đường tơ lụa trên bộ trong mấy năm qua đã làm dấy lên quan ngại cho chính quyền các nước sở tại về vấn đề an ninh, chủ quyền cũng như việc phát triển kinh tế. Sáng kiến đầy tham vọng này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nước phương Tây về bẫy nợ mà Trung Quốc giăng sẵn cho các nước nghèo khó và phụ thuộc như châu Phi.

Thứ hai, diễn biến mới nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Trung Quốc. Nhiều đối tác của Trung Quốc là đồng minh của Mỹ có thể rút khỏi Trung Quốc khiến Trung Quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế và tài chính. Nếu nền kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề thì khả năng hiện thực hóa con đường tơ lụa đầy tham vọng của họ sẽ không thể đạt được vì họ không đủ khả năng tài chính và họ phải ổn định tình hình kinh tế, chính trị trong nước trước khi tính toán cho mình những tham vọng với bên ngoài.

Thứ ba, Trung Quốc dường như đã bị “tẩy chay” ở nhiều nơi trên khắp thế giới vì người ta lo sợ ám ảnh về “một Trung Quốc tham lam”, “về một Trung Quốc xâm chiếm” và “các giá trị Trung Quốc” xuất hiện khắp mọi nơi. Nhiều nước Đông Nam Á hiện tại đã thấy được những tác động tiêu cực của MSR và buộc họ phải hoãn các dự án tầm cỡ như trường hợp của Malaysia hiện tại.

Thứ tư, nếu Trung Quốc không giải quyết thỏa đáng vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa các bên liên quan thì sẽ rất khó cho Trung Quốc hiện thực hóa con đường tơ lụa trên biển.

Cuối cùng, Trung Quốc phải đối đầu, cạnh tranh chiến lược với Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Điều này sẽ gây nhiều bất lợi và cản trở cho việc “phục hưng giấc mộng Trung Hoa”.

(Trích từ bài tiểu luận kết thúc học phần: “Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc và những tác động đến khu vực Đông Nam Á”, viết bởi Trịnh Trung Tính, lớp QTH A K43)

Học phần: “Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay”

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

3.1 Nhận xét, đánh giá

 Sáng kiến Vành đai và con đường nói chung và con đường tơ lụa trên bộ nói riêng là một trong những dự án đầy tham vọng của người khổng lồ Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI. Với cương vị là nước lớn có nền kinh tế tăng trưởng đứng thứ 2 thế giới và không ngừng trỗi dậy, Trung Quốc đã dùng tất cả những nổ lực của mình tập trung cho việc xây dựng một chiến lược đối ngoại mang tầm cỡ ảnh hưởng toàn thế giới. Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc có thể nói là một đối trọng so với chiến lược Ấn Độ Dương - Thai Bình Dương của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump.

 Trung Quốc lập ra con đường tơ lụa trên biển cũng vì nhiều mục đích khác nhau. Quan trọng nhất là việc Trung Quốc đã thể hiện cho thế giới biết rằng: Trung Quốc là một siêu cường đang không ngừng nâng tầm ảnh hưởng và lan tỏa giá trị, tiếng nói của mình trên toàn cầu. Thực thi con đường tơ lụa trên biển mang lại cho Trung Quốc cơ hội cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ, giúp Trung Quốc khôi phục sức mạnh trên trường quốc tế, làm Trung Quốc “vĩ đại” trở lại. Xét về khía cạnh lịch sử, cả con đường tơ lụa trên bộ và trên biển mà Trung Quốc đang nổ lực xây dựng ở thời điểm hiện tại cho chúng ta thấy rằng: Dường như Trung Hoa ngày nay đang nuối tiếc một điều gì đó của Trung Hoa quá khứ. Trung Hoa ngày nay muốn làm sống lại những giá trị tốt đẹp của Trung Hoa tự ngàn xưa. Vả chăng, việc biến giấc mộng Trung Hoa thành hiện thực, phục hưng Trung Hoa thành công một lần nữa sẽ mở ra một viễn cảnh tươi sáng, giàu có và thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.

 Bất kỳ một chính sách đối ngoại nào cũng đều xuất phát từ những nhu cầu của chính sách đối nội. Việc Trung Quốc xây dựng con đường tơ lụa trên biển và che đậy nó bằng những lời lẽ đẹp đẽ, sang trọng và có cánh cũng không đánh lừa được dư luận quốc tế nói chung và một số nước Đông Nam Á nói riêng (Việt

Nam, Singapore) bởi dự án con đường tơ lụa trên biển này không chỉ đơn thuần là hợp tác về kinh tế mà nó còn hàm chứa những yếu tố về chính trị, suy cho cùng cũng vì lợi ích của Trung Quốc, đặt lợi ích của Trung Quốc như hàng đầu. Những nguyên nhân làm nảy sinh và hình thành con đường tơ lụa trên biển đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Dĩ nhiên là việc hợp tác phải có lợi cho đôi bên nhưng bên có lợi nhất vẫn là Trung Quốc. Các nước Đông Nam Á nếu chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy được lợi ích lâu dài thì có thể sẽ vướng vào “cái bẫy” mà Trung Quốc dàn sẵn. Không ai mù quáng đem số tiền khổng lồ của mình mà đầu tư miễn phí cho bên ngoài. Trung Quốc không đương nhiên mà rót khoảng 150 tỷ USD mỗi năm vào các dự án liên quan ở 68 nước tham gia Đại sáng kiến liên kết kinh tế này. Tất cả đều có mục đích. Sáng kiến con đường tơ lụa trên biển cho đến nay đã trải qua 6 năm. Nếu thành công, sáng kiến này chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho Trung Quốc, giúp nước này mở rộng thị trường cho hàng hóa và công nghệ của họ.

 Phản ứng trước Sáng kiến con đường tơ lụa trên biển này, một số nước Đông Nam Á hưởng ứng tích cực vì lợi ích hậu hĩnh (như: Indonexia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan) nhưng cũng có một số nước phản ứng với thái độ cẩn trọng, dè chừng Trung Quốc (như Việt Nam, Singapore) vì những xung đột và sự bành trướng, bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông khiến cho một số họ nghi kỵ và không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc.

 Sáng kiến con đường tơ lụa trên biển và vành đai và con đường nói chung cũng gây những tác động không nhỏ đến môi trường của các nước trong khu vực, gây xáo trộn đời sống của người dân địa phương khi các dự án đầu tư thương mại đẩy giá cả sinh hoạt tăng lên, thị trường lao động tại nước sở tại phải cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc, các loại tệ nạn xã hội phát sinh (như việc Trung Quốc đầu tư các sòng bài ở Campuchia); các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia cũng làm nhiều người dấy lên quan ngại và chống Trung Quốc, nhất là thương hiệu “làm từ Trung Quốc” tràn lan, người Trung Quốc cũng di cư tràn lan sang Đông Nam Á. Nguy cơ Đông Nam Á là “một bộ phận lãnh thổ” nối dài của Trung Quốc sẽ thành hiện thực không xa nếu chính quyền các nước dễ dãi để Trung Quốc đầu tư và sa vào bẫy nợ của Trung Quốc.

3.2 Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, con đường tơ lụa trên biển đã và đang gây những tác động tích cực và tiêu cực không nhỏ đến các nước Đông Nam Á. Nhìn chung, hầu hết các nước Đông Nam Á đều ủng hộ và tham gia tích cực vào Sáng kiến này vì những lợi ích to lớn mà họ nhận được. Tuy nhiên, những tiêu cực của MSR đã làm cho người dân nhiều nước lo sợ về an nguy của quốc gia mình, lo về tương lai của chính mình. Khả năng hiện thực hóa chiến lược MSR trong tương lai chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và khó thành hiện thực được vì nhiều yếu tố tiêu cực được phơi bày. Suy cho cùng, MSR cũng là một chiến lược đối ngoại bất di bất dịch mà Trung Hoa trong quá khứ cũng như Trung Hoa trong hiện tại áp dụng, đó là: Tăng cường sự mở rộng, bành trướng và ảnh hưởng của mình xuống phía Nam, giành cho mình quyền kiểm soát tuyệt đối vùng đất trù phú, giàu có này!

HẾT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách, tạp chí

1. Lê Phụng Hoàng, (2011), “Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á thời kỳ 1945 - 1991”, Nxb Đại học Sư phạm

2. Nguyễn Trần Quế, (2003), “35 năm ASEAN hợp tác và phát triển”, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội

3. Trương Xuân Định, (2015), “Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9(175)

4. Nguyễn Minh Mẫn, (2018), “Một số vấn đề của khu vực Đông Á trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Nxb Đại học Sư phạm

2. Web

1. Lưu Việt Hà, (2016), “Về quan hệ Trung Quốc - ASEAN từ sau chiến tranh lạnh cho đến nay”, Bộ Công An, đăng ngày 11.04.2016, lúc 17:32.

http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1409-ve-quan-he-trung-

quoc-asean-tu-sau-chien-tranh-lanh-den-nay.html[

truy cập ngày 01.06.2019, lúc 9:55]

2. Vũ Thành Công, (2015), “ASEAN và con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc”, Viện nghiên cứu Biển Đông, đăng ngày 10.09.2015, lúc 08:40.

http://nghiencuubiendong.vn/y-kien-va-binh-luan/5267-asean-va-con-duong-to-lua-

tren-bien-cua-trung-quoc[truy cập ngày 01.06.2019, lúc 17:56]

3. Thu hà, (2019), “Con đường tơ lụa trên biển mới thế ỷ XXI: Hệ quả địa chính trị đối với các quốc gia Đông Nam Á”, Viện nghiên cứu Biển Đông, đăng ngày 09.04.2019, lúc 20:39.

http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/7194-con-duong-to-lua-he-qua-voi-cac-

4. Hoàng Lan (2018), “Hợp tác phòng chống tội phạm trên biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực”, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, đăng ngày 05.12.2018, lúc 9:33.

http://nghiencuubiendong.vn/an-ninh-phi-truyen-thong/7122-hop-tac-phong-chong-

toi-pham-tren-bien-giua-viet-nam-va-cac-nuoc-trong-khu-vuc [truy cập ngày

02.06.2019, lúc 22:02]

5. Lê Đức Cường (2018), “Đôi nét về chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ”, Tạp chí Quốc phòng, đăng ngày 25/06/2018, lúc 8:54.

http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/doi-net-ve-chien-luoc-an-do-

duong-thai-binh-duong-cua-my/11959.html [truy cập ngày 12.05.2019, lúc 19:47]

6. Anh Vũ, (2015), “Trung Quốc tìm cách kiểm soát các nút thắt thương mại toàn cầu để tranh giành quyền lực”, Báo Đại Kỷ Nguyên, đăng ngày 29.06.2015, lúc 10:48.

https://www.dkn.tv/khac/trung-quoc-tim-cach-kiem-soat-cac-nut-that-thuong-mai-

toan-cau-de-gianh-quyen-luc.html[truy cập ngày 02.06.2019, lúc 19:12]

7. Lê Thế Mẫu (2019), “Những chuyển dịch địa chính trị ở khu vực Đông Á và tác

Một phần của tài liệu CON ĐƯỜNG tơ lụa TRÊN BIỂN của TRUNG QUỐC và NHỮNG tác ĐỘNG đến KHU vực ĐÔNG NAM á (Trang 35)