Đối với Ngân hàng nhà nước:

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 69 - 72)

Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý và điều hành hệ thống Ngân hàng thương mại, có vai trò quan trọng quyết định đến chiến lược kinh doanh cũng như công tác cho vay của các Ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng đối với các Ngân hàng cần được thực hiện chặt chẽ thường xuyên, nhất là chất lượng danh mục cho vay để hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng xẩy ra ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.

Ngân hàng nhà nước cần thu hút các dự án, chương trình của quốc tế để hỗ trợ ngành Ngân hàng về đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ điều hành hoạt động

Ngân hàng theo trình độ quốc tế, nâng cao trình độ nghiệp vụ về thẩm định dự án, phân tích và đánh giá rủi ro cho cán bộ ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước phải quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng đồng thời với chất lượng tín dụng. Xem xét kiểm tra việc thực hiện quy chế cho vay, quy chế bảo lãnh, quy trình tín dụng cũng như hồ sơ tại các ngân hàng thương mại có thực hiện đúng pháp luật và đảm bảo các nguyên tắc tín dụng hay không. Yêu cầu các ngân hàng thương mại thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng tín dụng đặc biệt là với những khoản tín dụng có rủi ro cao để có biện pháp xử lý thích hợp và thu hồi nợ vay đúng hạn.

Sửa đổi cơ chế và chính sách về cho vay theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho ngân hàng, tăng thu nhập, tăng lương cho cán bộ. Công tác tuyển chọn cán bộ làm việc cho ngân hàng phải theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của các ngân hàng nước ngoài. Thực hiện đúng lộ trình mở cửa hoạt động ngân hàng với nước ngoài, theo cam kết hoạt động thương mại Việt - Mỹ, WTO. Từ ngày 1/4/2007 cho phép các ngân hàng nước ngoài được thiết lập sự hiện diện thương mại của mình tại Việt Nam dưới các hình thức như văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn nước ngoài… tạo môi trường cạnh tranh thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thị trường vốn phát triển nhằm tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện hơn nữa cho việc thực hiện cho vay đối với các DNN&V ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tín dụng đối với các DNN&V là nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, qua nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về tình hình tín dụng đối với các DNN&V tại NHTMCPQĐ đã cho thấy: cần thiết phải có chính sách, chương trình hỗ trợ cho DNN&V phát triển, trong đó chính sách hỗ trợ về vốn giữ vai trò quan trọng nhất.

Việc mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNN&V nói riêng là một vấn đề quan trọng mang tính sống còn đối với các NHTM trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. Tuy nhiên đó là một vấn đề lớn mà các cơ quan của Nhà nước, NHNN, các NHTM phải xem xét, nghiên cứu để có những phương án hợp lý nhằm tránh được những rủi ro và thúc đẩy sự phát triển của các DNN&V.

Tất cả các vấn đề trên được thể hiện trong nội dung của đề tài. Chính vì vậy đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, chuyên đề đã hệ thống, luận giải và làm rõ một số vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với DNN&V như: khái niệm, đặc điểm, các hình thức tín dụng đối với DNN&V, các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng cũng như vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế.

Thứ hai, chuyên đề đã phân tích, đánh giá đúng mực thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các DNN&V tại NHTMCPQĐ. Thông qua phân tích từ các số liệu trên từ đó rút ra những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn chuyên đề đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng đối với các DNN&V tại NHTMCPQĐ.

Chuyên đề được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình THS. Lê Phong Châu cùng các anh chị cán bộ tại NHTMCPQĐ. Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những khiếm khuyết sai lầm, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các anh chị cán bộ Ngân hàng để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.

Qua bài chuyên đề này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn thực tập của em là THS.LÊ PHONG CHÂU cùng các anh chị làm việc tại NHTMCPQĐ đã tạo điều kiện hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này!

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w