Hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 54 - 55)

2.3.2.1. Một số hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động cho vay DNN&V tại NHTMCPQĐ vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng hoạt động cho vay đối với DNN&V chưa cao. Đây là những khó khăn mà NHTMCPQĐ cần phải đối mặt và cần phải có biện pháp khắc phục.

Dư nợ tín dụng đối với DNN&V còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Trong khi DNN&V đang ngày càng phát triển, thị trường hoạt động tín dụng đối với các DNN&V là rất lớn và có nhiều tiềm năng phát triển. Các DNN&V hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực thương mại, dịch vụ do đó nhu cầu về nguồn vốn tín dụng của ngân hàng là rất lớn nhưng vấn đề là vẫn chưa tiếp cận được.

Hoạt động cho vay đối với các DNN&V của NHTMCPQĐ vẫn chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn đến 90% trong tổng dư nợ cho vay DNN&V. Ngân hàng vẫn chưa dám mạnh đầu tư vào các dự án trung và dài hạn của các DNN&V trong khi nhu cầu về vốn của các DNN&V lại chủ yếu là nguồn vốn trung và dài hạn. Trong tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với DNN&V chiếm tỷ lệ chưa cao. Điều này gây khó khăn cho các DNN&V có nhu cầu đầu tư vào các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất. Dư nợ tín dụng đối với thành phần kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng.

Mặc dù NHTMCPQĐ tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, đẩy mạnh cho vay DNN&V và tín dụng bán lẻ. Về chất lượng tín dụng, Ngân hàng đã từng bước xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của quản lý tín dụng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đối với các DNN&V cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế tăng lên theo thời gian, phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng chưa thật đảm bảo. Cho vay đối với các DNN&V chứa đựng nhiều rủi ro vì họ có vốn chủ sở hữu nhỏ bé, kinh nghiệm và trình độ quản lý chưa cao.

Thủ tục cho vay đối với DNN&V còn nhiều ràng buộc như: phụ thuộc vào tài sản thế chấp, vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Về tài sản thế chấp, thực tế phần lớn tài sản đảm bảo của doanh nghiệp là đất đai, nhà xưởng lại chưa có giấy tờ hợp lệ để hoàn thiện thủ tục thế chấp ở ngân hàng. Thông tin hai chiều giữa Ngân hàng và

khách hàng còn chưa đầy đủ. Phía Ngân hàng, việc thu thập, khai thác, tìm hiểu thông tin về khách hàng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, tình hình tiêu thụ sản phẩm… do đó Ngân hàng còn dè dặt trong việc mở rộng cho vay đối với DNN&V. Phía khách hàng, họ chưa sẵn sàng cung cấp những thông tin cần thiết cho Ngân hàng để ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay, thậm chí còn che đậy thông tin không tốt về mình.

Một hạn chế nữa là khả năng thẩm định dự án của Ngân hàng chưa cao, trình độ xây dựng dự án của doanh nghiệp cũng không tốt. Nhiều doanh nghiệp không có khả năng lập dự án mà phải đi thuê, nên tính khả thi không cao, dẫn đến khoản vay không có khả năng thu hồi, từ đó làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 54 - 55)