• Nhân tố về môi trường, quy chế, chính sách của Nhà nước:
Môi trường kinh tế luôn tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế ổn định, môi trường thuận lợi sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường. Từ đó làm tăng nhu cầu phát triển nguồn vốn để mua sắm thiết bị hiện đại, chi phí giao dịch, quản lý cho quá trình mở rộng sản xuất.
Ngân hàng và các DNN&V đều chịu sự quản lý của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách, tổ chức, thể chế về kinh tế - tài chính và các công cụ quản lý. Một nhân tố khá quan trọng đó là các chính sách của Nhà nước đối với các DNN&V. Nếu thiếu sự quan tâm của Nhà nước tức là thiếu chính sách hỗ trợ cần thiết cho các DNN&V, sẽ gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Sự phát triển của nền kinh tế:
Sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Quá trình phát triển của nền kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng, sự phát triển của hệ thống ngân hàng là động lực phát triển nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển làm tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các DNN&V. các doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng để thúc đẩy hoạt động của ngân hàng phát triển hơn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNN&V TẠI NHTMCPQĐ
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCPQĐ: