Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 77 - 83)

Theo chế độ kế toán DNNVV (Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC) thì Công ty cổ phần xây dựng số 6 không áp dụng VAS 17 phần “thuế thu nhập hoãn lại”, theo chế độ kế toán DN chung (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) thì Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh áp dụng toàn bộ VAS 17.

Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp thuế TNDN được phản ánh trên TK 3334 - Thuế TNDN

Như trong phần hạch toán đã trình bày khi bắt đầu một niên độ kế toán mới kế toán tự kê khai, tự lập tờ khai thuế TNDN thông qua việc lập tờ khai thuế TNDN (Bảng 2.1, 2.2) sau đó tạm nộp thuế TNDN vào NSNN theo số liệu đã kê khai.

Căn cứ vào số liệu đã kê khai và nộp thuế, kế toán phản ánh số thuế thu nhập tạm nộp vào sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 3334 theo định khoản:

Tại Công ty cổ phần xây dựng số 6, căn cứ vào giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt kế toán định khoản:

Nợ TK 3334 138.000.000

Có TK 1111 138.000.000

Căn cứ vào số liệu trên các chứng từ gốc là các giấy nộp tiền bằng chuyển khoản đã có sự đối chiếu với tờ khai để đảm bảo số liệu được chính xác, kế toán định khoản:

Nợ TK 3334 138.000.000

Có TK 1121 138.000.000

Được thể hiện tại bảng số 2.28: Trích sổ cái TK 3334 - Công ty CP xây

Được thể hiện tại bảng số 2.29: Trích sổ cái TK 3334 - Công ty xăng

dầu Nghệ Tĩnh

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cuối năm:

Thuế suất thuế thu nhập hiện hành của các doanh nghiệp là 28%

Tại Công ty cổ phần xây dựng số 6 thuế suất thuế TNDN được xác định là 28% nhân với tổng thu nhập chịu thuế.

Thuế TNDN = 1.965.003.998 x 28% = 550.201.119 Kế toán xác định được thuế TNDN và phản ánh vào sổ nhật ký chung, sổ cái các TK theo định khoản:

Nợ TK 4212 550.201.119

Có TK 3334 550.201.119

Đến cuối năm, DN sẽ tiến hành quyết toán thuế TNDN để xác định số thuế TNDN phải nộp hay được giảm trừ. DN lập bảng tự kê khai, quyết toán thuế TNDN gửi đến Cục Thuế quản lý DN.

Được thể hiện tại bảng 2.30 Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN tại công

ty CP xây dựng số 6.

Được thể hiện tại bảng 2.31 Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN tại công

ty xăng dầu Nghệ Tĩnh.

Tại Công ty cổ phần xây dựng số 6, căn cứ vào số liệu quyết toán thuế trên bảng kế toán xác định: Số thuế TNDN còn phải nộp = Số thuế TNDN phải nộp trong năm - Số thuế TNDN đã nộp trong năm = 550.201.119 - 276.000.000 = 274.201.119

Số thuế TNDN còn phải nộp trong năm 2006 là 274.201.119

Việc nộp thuế TNDN phải được thực hiện sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN. Khi nộp thuế kế toán cũng lập giấy

nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt, hoặc bằng chuyển khoản. Căn cứ vào các chứng từ nộp tiền, kế toán nhập số liệu vào Sổ Nhật ký chung, sổ cái các tài khoản theo định khoản:

Nợ TK 3334 274.201.119

Có TK 1121 274.201.119

Nghiệp vụ hoàn toàn tương tự ở công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh, có các phụ lục liên quan sau: Được thể hiện tại bảng số 2.29: Trích sổ cái TK 3334 - Công ty xăng dầu NT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp trong năm 2006 phát sinh những khoản chênh lệch tạm thời sau: Do phạm vi hạn chế của đề tài nên tác

giả chỉ đưa số liệu các công ty: Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh và công ty CP xây dựng số 6

- Chênh lệch tạm thời liên quan đến việc trích khấu hao TSCĐ hữu hình và thanh lý tài sản cố định hữu hình.

- Thu tiền cho thuê văn phòng làm việc tại Văn phòng Công ty.

Ví dụ 2.9: Liên quan đến việc hạch toán TSCĐ khi thanh toán trong năm 2006, tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh có thanh lý tài sản cố định là Xe ô tô sitec (xe chở xăng dầu)

Nguyên giá: 734.761.900 đồng Thời gian trích khấu hao: 8 năm

Thời gian đưa vào sử dụng từ năm 2002 (đến 2006 đã sử dụng được 4 năm) Kế toán công ty sử dụng phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng Giá trị đã hao mòn luỹ kế: 367.380.950

Giá trị còn lại: 367.380.950

Số tiền thanh lý thu được: 367.380.950 (thu bằng tiền mặt)

Kế toán căn cứ vào biên bản của hội đồng thanh lý tài sản, lập phiếu thu tiền và vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK theo định khoản:

Nợ TK 214 367.380.950

Nợ TK 811 367.380.950

Có TK 211 734.761.900

Số tiền thanh lý thu được kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 111 404.119.045

Có TK 131 404.119.045

Khi xuất hoá đơn trả cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn GTGT đã viết, kế toán định khoản:

Nợ TK 131 404.119.045

Có TK 711 367.380.950

Có TK 3331 36.738.095

Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả theo định khoản:

Nợ TK 711 367.380.950

Có TK 911 367.380.950

Theo cách hạch toán này, cơ sở để tính thuế TNDN là toàn bộ giá trị tài sản thanh lý và bằng 367.380.950 đồng.

Ví dụ 2.10: Liên quan tới việc ghi nhận doanh thu cho thuê văn phòng làm việc tại Văn phòng Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh.

Trong năm 2006 Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh có cho Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Hồng Hà thuê toàn bộ tầng 4 tại văn phòng công ty để làm văn phòng làm việc.

Giá thuê theo hợp đồng: 20.000.000 đồng/ tháng (chưa bao gồm VAT) Tổng giá trị thuê tính cho một năm: 240.000.000 đồng

Thời hạn hợp đồng thuê là 5 năm, theo điều khoản thanh toán trong hợp đồng khách hàng phải trả trước toàn bộ tiền thuê là: 1.200.000.000 đồng và chuyển khoản qua ngân hàng.

Nguồn số liệu: Phòng kế toán - Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh

Căn cứ vào hợp đồng cho thuê văn phòng đã ký giữa Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh và Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Hồng Hà, căn cứ vào giấy báo có ngân hàng số 117 KT-KT ngày 25/2/2006, kế toán định khoản: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 1121 1.320.000.000

Có TK 131 1.320.000.000

Căn cứ vào giá trị ghi trên hoá đơn xuất trả cho khách hàng, kế toán định khoản:

Nợ TK 131 1.320.000.000

Có TK 5113 1.200.000.000

Có TK 3331 120.000.000

Cuối năm khoản thu về cho thuê văn phòng này được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả trong kỳ theo định khoản:

Nợ TK 5113 1.200.000.000

Có TK 911 1.200.000.000

Như vậy theo cách hạch toán này toàn bộ doanh thu cho thuê văn phòng được ghi nhận ngay trong năm đầu tiên và phải chịu thuế TNDN là 28% (sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ) cho toàn bộ khoản thu tiền này ngay trong năm 2006 là: 336.000.000 đồng.

Ví dụ 2.11: Liên quan tới trích khấu hao TSCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng số 6.

Năm 2006 công ty có đầu tư mua mới một máy lu rung 140L dùng thi công công trình đường 538 – Huyện Yên Thành - Tỉnh Nghệ An. Mặc dù

Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, nhưng do đặc thù của ngành xây dựng chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu địa phương nên kế toán quyết định thực hiện khấu hao nhanh cho đến khi kết thúc công trình thì khấu hao xong.

Nguyên giá TSCĐ : 424.982.000 đồng (chưa bao gồm VAT)

Thời gian khấu hao kế toán Công ty dự kiến bắt đầu từ khi công trình khởi công năm 2006 kết thúc năm 2010 (Kết thúc công trình) là 4 năm.

Mức khấu hao một năm được kế toán công ty xác định là: 106.245.500 đồng/ năm.

Nguồn số liệu: Phòng kế toán - Công ty cổ phần xây dựng số 6

Ngay trong năm 2006, căn cứ vào hồ sơ mua tài khoản (bao gồm hóa đơn VAT, bản chào hàng...) sau khi ghi tăng tài sản, kế toán trích lập bảng trích khấu hao cho tài sản trên theo phương pháp đã xác định và hạch toán như sau:

Nợ TK 6274 106.245.500

Có TK 214 106.245.500

Cuối năm kế toán kết chuyển sang TK 154 để xác định tổng chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong kỳ theo định khoản:

Nợ TK 154 106.245.500

Có TK 6274 106.245.500

Kết chuyển giá vốn:

Nợ TK 632 106.245.500

Có TK 154 106.245.500

Kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ:

Nợ TK 911 106.245.500

Theo cách hạch toán của kế toán tại công ty cổ phần xây dựng số 6 thời gian trích khấu hao ngắn hơn quy định của cơ quan thuế, chi phí khấu hao cao hơn theo quy định. Toàn bộ chi phí khấu hao đã trích trên được tính trừ vào chi phí loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế trong năm 2006.

2.2.2.5. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu thuế TNDN được trình bày trên báo cáo tài chính bao gồm các loại sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả SXKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế TNDN.

Được thể hiện tại bảng 2.32: Trích bảng cân đối kế toán

Được thể hiện tại bảng 2.33: Trích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Được thể hiện tại bảng 2.34: Trích thuyết minh báo cáo tài chính

Được thể hiện tại bảng 2.35: Trích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 77 - 83)