0
Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 55 -59 )

2. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀ

CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG

2.5.1. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra môi trường

Hiện nay, công nghệ thông tin trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, trong mọi lĩnh vực. Và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ môi trường cũng rất cần thiết.

Thanh tra môi trường là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra môi trường dường như chỉ ở giai đoạn bước đầu. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu rỏ và đưa ra các phương án thích hợp để tăng khả năng ứng dụng tin học vào công tác Thanh tra môi trường.

2.5.2. Hạ tầng công nghệ thông tin

Phòng Thanh tra môi trường trực thuộc Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai. Hiện tại phòng Thanh tra môi trường sở hữu 12 máy tính để bàn mỗi chuyên viên đều có máy riêng để sử dụng. Hệ thống máy tính và trang thiết bị đều được trang bị và nâng cấp hành năm nên có thể xem hiện trạng vật chất ổn định. Trong nội bộ Sở đã xây dựng được mạng LAN nội bộ kết nối với nhau và kết nối với internet. Nhiều dịch vụ internet, thư tín điện tử đã được đưa vào sử dụng.

2.5.3. Cơ sở dữ liệu Thanh tra môi trường

Cơ sở dữ liệu thanh tra bao gồm các biên bản, quyết định, các văn bản pháp quy, các hồ sơ thanh tra…Các cơ sở dữ liệu phục vụ việc báo cáo và nắm bắt tình hình thanh tra trong địa bàn tỉnh hàng năm. Sau quá trình thực tập và tìm hiểu tại phòng thanh tra môi trường – Sở TNMT tỉnh Đồng Nai có thể đưa ra sơ đồ quản lý cơ sở dữ liệu cho công tác Thanh tra môi trường nói chung.

Hình 2.: Cơ sở dử liệu thanh tra môi trường

Sơ đồ hình mô tả một cách tổng quát các cơ sở dữ liệu thanh tra tại phòng Thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai.

2.5.4. Công tác quản lý Thanh tra môi trường

(1) Hệ thống các văn bản pháp luật: Các văn bản pháp luật về Thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính được lưu dưới dạng văn bản in trên giấy, bằng các file word mà chưa có đường nối từ mạng và có tính cập nhật thường xuyên vào thư mục lưu chứa văn bản. Việc cập nhật các văn bản pháp luật thông qua các văn bản in trên giấy và được chuyển từ cấp trên xuống cấp dưới nên việc cập nhật các văn bản pháp luật còn chậm.

(2) Các cơ sở sản xuất trên địa bàn: Đối với các cơ sở chưa thanh tra thì dựa vào các văn bản, các đề xuất của Chi cục bảo vệ môi trường để lập danh sách Thanh tra định kỳ. Còn đối với các cơ sở đã thanh tra thì được lưu trử trong bộ hồ sơ thanh tra, bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của công ty, các sổ sách chứng từ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như : giấy phép sử dụng đất, nước,…

Tất cả các thông tin của doanh nghiệp đều được lưu trử dưới dạng hồ sơ giấy và được lưu trử trong các tập hồ sơ nên việc tìm hiểu về các công ty gặp rất nhiều khó khăn.

(3) Các hình thức hoạt động thanh tra: Đây là một trong những cơ sở dữ liệu cần thiết để thống kê báo cáo hàng quý. Các hình thức Thanh tra chủ yếu có trong các văn bản các tờ trình và được lưu lại trong sổ Thanh tra do Phó Chánh Thanh tra lưu dữ.

(4) Hồ sơ Thanh tra: Đây là bộ hồ sơ hoàn chỉnh và bắt buộc của mổi đợt Thanh tra. Tất cả các thông tin về doanh nghiệp, thông tin về các quy định, thông tin về các biên bản, tờ trình đều được nằm trong hồ sơ Thanh tra. Thanh tra môi trường Sở TNMT tỉnh Đồng Nai có sự phân công trong việc Thanh tra, mổi chuyên viên phụ trách Thanh tra 2 huyện và toàn bộ hồ sơ Thanh tra trong huyện đó được chuyên viên phụ trách lưu trữ. Như vậy việc lưu trữ hồ sơ Thanh tra dưới dạng các tập hồ sơ giấy và chưa có một phần

mềm hay chương trình nào để lưu trữ nên việc tìm kiếm thông tin và lục tìm hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn.

Công tác Báo cáo môi trường

Công tác Báo cáo môi trường gồm: Báo cáo nội bộ và Báo cáo bên ngoài.

– Báo cáo nội bộ: Báo cáo hàng tháng (bảng 2.1), hàng quý (3 tháng), báo cáo cuối năm.

Chuyên viên Thanh tra báo cáo Phó Chánh thanh tra Phó Chánh Thanh tra báo cáo lên Giám đốc Sở – Báo cáo bên ngoài

Sở TNMT báo báo UBND tỉnh Sở TNMT báo cáo Bộ TNMT – Báo cáo

Các báo cáo tại Thanh tra môi trường đều tập trung vào các nôi dung:

– Số doanh nghiệp thanh tra trong địa bàn tỉnh, doanh nghiệp thanh tra theo đơn khiếu nại, doanh nghiệp thanh tra theo định kỳ.

– Số doanh nghiệp vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính.

– Các nhận xét về tình hình bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

– Đề xuất, kiến nghị để nâng cao công tác Thanh tra môi trường.

- Đánh giá nhận xét: Hiện tại, CSDL tại phòng thanh tra môi trường được lưu trữ dưới dạng hồ sơ và các văn bản nên việc tìm hiểu và nắm bắt CSDL gặp rất nhiều khó khăn và không thuận lợi trong công tác thanh tra môi trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý CSDL là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả Thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra môi trường dường như chỉ ở giai đoạn bước đầu. Trước đây, việc ứng dụng tập trung nhiều vào việc quản lý các dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường.

Qua khảo sát đánh giá tại tỉnh Bình Dương có thể thấy nổi bật một số vấn đề sau.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 55 -59 )

×