0
Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

QUÁ TRÌNH THANH TRA MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 38 -44 )

2. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀ

1.1. QUÁ TRÌNH THANH TRA MÔI TRƯỜNG

Theo từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1994 "Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp"; là điều tra, xác minh, đánh giá một cách khách quan, trung thực thực trạng việc tuân thủ pháp luật của đối tượng thanh tra để xử lý đúng với bản chất của sự việc.

Thanh tra môi trường là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường; là hoạt động chủ yếu nhằm bảo đảm sự tuân thủ và tăng cường tính cưỡng chế trong quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, đảm bảo chắc chắn rằng pháp luật, các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường được các tổ chức, công dân thực hiện nghiêm chỉnh đồng thời thực hiện quyền dân chủ trong xã hội. Các hình thức thanh tra môi trường

Có ba hình thức thanh tra gồm: thanh tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm, thanh tra bất thường và thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân .

2.1.1. Thanh tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm Thanh tra định kỳ

Thanh tra định kỳ hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998. Đối với mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh không quá 1 lần/năm về cùng một nội dung thanh tra. Trừ trường hợp đối tượng thanh tra có dấu hiệu vi phạm các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Theo khoản 3, điều 126, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: Số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất là hai lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thanh tra bất thường

Thanh tra bất thường được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các qui định về bảo vệ môi trường tại các cơ sở thanh tra.

Mục đích của thanh tra bất thường là ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại cơ sở vi phạm; hạn chế ảnh hưởng, ô nhiễm và sợ cố môi trường do hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở vi phạm gây ra; buộc cơ sở vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra.

Thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân

Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm mục đích đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường, sự tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của đối tượng bị khiếu nại, tố cáo, xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, hình thức vi phạm của cơ sở, từ đó có kết luận để làm cơ sở cho Giám đốc Sở trả lời cho tổ chức cá nhân có đơn khiếu nại, tố cáo và cấp có thẩm quyển các quyết định xử phạt hoặc xử lý cần thiết đối với đối tượng có hành vi vi phạm. Trong một số trường hợp, kết luận của thanh tra còn là cơ sở để thỏa thuận đền bù giữa bên bị

thiệt hại và bên gây ra thiệt hại. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo một trình tự nhất định, thực hiện theo nghị định của Chính phủ ngày 19-4-2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Hình 2.: Sơ đồ giải quyết khiếu nại

2.1.2. Quá trình thanh tra môi trường

Theo quy định của điều 3 luật Thanh tra 22/2004/QH11 đã nêu ra mục đích của hoạt động thanh tra là: Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp

khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Để đánh giá được hiệu quả công tác Thanh tra môi trường trước tiên cần phải tìm hiểu trình tự thực hiện của quá trình thanh tra.

2.1.3. Trình tự thanh tra môi trường Thủ tục thanh tra môi trường gồm có:

– Quyết định của Giám đốc Sở TN-MT gởi tới cơ sở bị thanh tra.

– Quyết định trưng cầu giám định (nếu có). Nếu có quyết định trưng cầu giám định thì sẽ có biên bản lấy mẫu dựa vào quyết định này.

– Mẫu biên bản thanh tra.

– Mẫu biên bản vi phạm hành chính đối với những cơ sở vi phạm.

– Dựa vào mẫu thứ 3 sẽ có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không.

Quá trình thanh tra môi trường

Quá trình thanh tra môi trường (Hình 2.) diễn ra theo các bước sau đây:

– Xác định đối tượng thanh tra, lựa chọn trưởng đoàn và thành viên đoàn thanh tra.

– Dự kiến thời gian thanh tra và dự thảo ban hành các quyết định: thanh tra, QĐ trưng cầu giám định.

– Khi đến cơ sở, đoàn thanh tra phải công bố Quyết định thanh tra, nêu rõ ràng các yêu cầu của Đoàn thanh tra và chương trình dự tính sẽ tiến hành thanh tra.

– Cơ sở được thanh tra báo cáo với đoàn thanh tra theo các nội dung yêu cầu.

– Đoàn thanh tra chất vấn những nội dung chưa rõ

– Kiểm tra, xem xét trực tiếp tại hiện trường – Báo cáo kết luận về thanh tra.

Sau khi thanh tra cần thiết phải:

– Lập báo cáo về kết quả thực hiện sau một thời gian kết thúc giai đoạn thanh tra (các biện pháp đề nghị đã thực hiện tại cơ sở thế nào).

– Xây dựng kế hoạch hành động.

– Lập báo cáo chính thức và giữ báo cáo cho các cấp quản lý của đơn vị được thanh tra và các cơ quan hữu quan có liên quan.

Sau khi thanh tra tại cơ sở nếu cơ sở có các vi phạm pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và lập QĐ xử phạt vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 38 -44 )

×