0
Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH ĐỒNG NA

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 51 -55 )

2. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀ

MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH ĐỒNG NA

Việc phát triển nhanh chóng về kinh tế và sự gia tăng không ngừng về số lượng và quy mô đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã, đang và sẽ gây nên những khó khăn nhất định cho công tác thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường, do vậy, công tác thanh tra chuyên ngành về BVMT cần phải được đẩy mạnh về cả số lượng, chất lượng để đáp ứng với yêu cầu của phát triển kinh tế đi đôi với BVMT. Cùng với những vi phạm pháp luật về BVMT ngày càng phổ biến, chất lượng môi trường sống diễn biến theo chiều hướng xấu, công tác BVMT tại các địa phương trong toàn tỉnh còn bị xem nhẹ, đòi hỏi phải tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế việc tuân thủ pháp luật về BVMT.

Trong hoạt động thanh tra, cần phải khẳng định rõ, hoạt động thanh tra không phải là hoạt động điều tra. Hoạt động thanh tra bị ràng buộc bởi trình tự, thủ tục hành chính hết sức chặt chẽ (chỉ được tiến hành khi có quyết định thanh tra và phải gửi quyết định thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra). Lực lượng thanh tra chuyên ngành không có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính nếu không có quyết định thanh tra và không thể xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu họ không phải là đối tượng thanh tra.

2.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Cần ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để nâng cao năng lực của hệ thống thanh tra môi trường. Xây dựng công cụ pháp lý đủ mạnh nhằm răn đe các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc áp dụng công cụ kinh tế để buộc các tổ chức cá nhân phải có ý thức chấp hành, tuân thủ quy định về BVMT.

Xây dựng hệ thống thanh tra môi trường tại địa phương, cụ thể hình thành bộ phận thanh tra môi trường tại các phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp.

Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thanh tra môi trường cấp tỉnh và cấp huyện. Bổ sung biên chế cho cán bộ làm công tác thanh tra môi trường. Tăng cường tuyên truyền các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đến cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp.

2.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ

Tăng cường trang thiết bị quan trắc nhằm hỗ trợ cho công tác lấy mẫu phân tích, phục vụ công tác thanh tra.

Ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào công tác thanh tra môi trường, cụ thể là sử dụng các phần mềm chuyên dụng để quản lý công tác thanh tra môi trường ngày càng hiệu quả hơn.

Tích hợp hệ thống quản lý thanh tra môi trường trên web, tăng cường trao đổi thông tin, minh bạch hóa các hoạt động quản lý hành chính, hoạt động thanh kiểm tra về môi trường.

2.4.3. Giải pháp phối hợp Nguyên tắc phối hợp

– Sự phối hợp giữa các ngành, UBND các huyện dựa trên chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định, đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế trên cơ sở phát triển bền vững.

– Sở Tài nguyên và Môi trường với chức năng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp hoạt động.

2.4.4. Phối hợp giữa các cơ quan ban ngành

Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong công tác bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường, ngăn ngừa các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng.

Trách nhiệm của các ngành và UBND các huyện

– Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của mình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước, các quy định của UBND tỉnh và các Bộ, ban ngành liên quan; thực hiện tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, quy trình quy phạm kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc thì trao đổi, phối hợp với Sở TNMT để bàn bạc giải quyết hoặc cùng đề xuất UBND tỉnh và các Bộ, ban ngành liên quan giải quyết.

– Báo cáo định kỳ (hàng quý, 6 tháng, cả năm) tình hình bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của ngành, của địa phương cho Sở TNMT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

– Phối hợp, thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường và xử lý sau kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định của Pháp luật.

– Phản ánh, đề xuất, góp ý kiến, cung cấp thông tin liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, các dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường để Sở TNMT có kế hoạch kiểm tra xử lý kịp thời, tránh gây ra những thiệt hại về sức khỏe và môi trường.

2.4.5. Phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường

Cục Cảnh sát môi trường thành lập theo Quyết định 1899/2006/QĐ-BCA(X13) ngày 29/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an, có chức năng nhiệm vụ thống nhất tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng CSMT trong cả nước thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng ngừa lây lan dịch bệnh theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.

Sự ra đời của lực lượng cảnh sát đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về môi trường. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ồ ạt đã kéo theo nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, thiếu

nước sinh hoạt, đổ các chất thải nguy hại (chất thải y tế, chất thải công nghiệp không qua xử lý) trực tiếp vào môi trường ngày càng làm vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Công tác điều tra đối với loại tội phạm môi trường trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn do tình tiết phức tạp của tội phạm này. Nhiều loại hành vi mà hậu quả nguy hiểm không xảy ra ngay mà mang tính tích lũy theo thời gian, đây là một trong những khó khăn đối với công tác điều tra tội phạm về môi trường. Bên cạnh đó, tiêu chí xác định mức độ nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt để xác định tội danh, khung hình phạt đối với loại tội phạm này cũng nhiều quan điểm, ý kiến trái ngược nhau. Đối với một số loại hành vi vi phạm, việc xác định chủ thể phạm tội đòi hỏi cần có nhiều quy định ràng buộc, dẫn đến tạo điều kiện cho đối tượng tiêu hủy chứng cứ, tang vật và xóa hiện trường vi phạm.

Để có thể phối hợp hoạt động giữa Thanh tra môi trường và CSMT theo luật định, khi Cảnh sát môi trường cần phối hợp phải có Văn bản đề nghị phối hợp gửi Thanh tra môi trường, Thanh tra môi trường sẽ có văn bản cử cán bộ phối hợp. Thanh tra môi trường có trách nhiệm cử cán bộ, hoặc cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết đã có cho CSMT khi có yêu cầu. Ngược lại khi Cảnh sát môi trường phát hiện đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ sang Thanh tra môi trường để xử phạt VPHC.

2.4.6. Phối hợp với các đơn vị sản xuất

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Có sự phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong các hoạt động kinh doanh của mình. Cơ quan quản lý nhà nước, trong phạm vi chức năng của mình có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.


Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 51 -55 )

×