KHUNG PHÁP LUẬT CHO HOẠT ĐỘNG THANH TRA MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 46)

2. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀ

2.2. KHUNG PHÁP LUẬT CHO HOẠT ĐỘNG THANH TRA MÔI TRƯỜNG

Hoạt động thanh tra môi trường nhằm nâng cao hiện lực, hiện quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Để hoạt động thanh tra có hiệu quả hoạt động thanh tra cần dựa trên ba xơ sở pháp luật:

– Hệ thống văn bản quy phạm về pháp luật về thanh tra.

– Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. – Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.2.1. Văn bản pháp luật về thanh tra

Theo quy định tại Luật Thanh tra: Thanh tra môi trường là một bộ phận của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường, nằm trong hệ thống thanh tra nhà nước về Tài nguyên và Môi trường. Do vậy Thanh tra Tài nguyên và Môi trường có đầy đủ chức năng, quyền hạn của một tổ chức thanh tra Nhà nước theo quy định của Luật Thanh tra đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004. Hơn nữa, Luật Thanh tra là văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất để điều chỉnh chung cho lĩnh vực thanh tra và làm cơ sở pháp lý để quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong các lĩnh vực cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì vậy, trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường, khi không có các quy định cụ thể hoá các hoạt động thanh tra trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức Thanh tra TN&MT và các Thanh tra viên được quyền áp dụng các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Ngoài ra còn có Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/33/2005 quy định chi tiết và hướng dẩn thi hành một số Điều của Luật thanh tra.

Theo điều 3 quết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 hoạt động của Đoàn thanh tra phải theo nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, trung

thực, công khai, dân chủ, kịp thời; đúng nội dung, đối tượng, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

2.2.2. Văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Trong quá trình tiến hành thanh tra nếu phát hiện công ty có các hành vi sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường thì đoàn thanh tra sẽ căn cứ vào các nghị định, pháp lệnh để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Tại Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Khoản 1,2 Điều 34), quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường thì Thanh tra viên và Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi nhất định.

Các điều khoản tại NĐ 81/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 cần nắm rõ trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính:

– Điều 2 nghị định quy định cụ thể đối tượng bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

– Điều 5 quy định về thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi VPHC được thực hiện.

– Các hình vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt và mức phạt cụ thể được quy định tại từ Điều 8 đến Điều 32.

2.2.3. Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường là văn bản pháp lý cao nhất quy định cụ thể về hoạt động thanh tra về Bảo vệ môi trường. Các quy định chung về thanh tra theo quy định tại Luật Thanh tra và Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đã được cụ thể trong văn bản Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Do đó, các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường chủ yếu dựa trên các quy định của Luật bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w