Nguyên vật liệu sử dụng dùng cho sản xuất bao bì có vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất bao bì của Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội . Nhất là trong điều kiện hiện nay, yêu cầu của thị trường rất cao đối với chất lượng và mẫu mã, vì mẫu mã bao bì có đẹp thì mới hấp dẫn người tiêu dùng, chất lượng bao bì phải tốt và giá thành hạ thì các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mới đặt hàng.
Nguyên liệu túi dùng cho sản xuất bao bì có tính chất cơ lí không ổn định, nhất là với điều kiện khí hậu ở nước ta, đòi hỏi Công ty phải có hệ thống nhà kho bảo quản, có máy điều hoà nhiệt độ để đảm bảo tính cơ lí của túi, không bị co giãn, vì nếu không thì khi in sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, cụ thể là hình ảnh hoặc mẫu mã bị nhoè. Mặt khác, túi dùng cho sản xuất bao bì toàn là túi nhập khẩu, do vậy giá trị của túi tương đối lớn. Vì vậy, đòi hỏi Công ty phải quản lí tốt việc thu mua bảo quản túi nhằm đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí, từ đó tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất , làm cơ sở cho việc hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh, đứng vững trên thị trường.
2.2.2. Phân loại và đánh giá NVL
* Phân loại NVL
Nguyên liệu dùng trong sản xuất bao gồm rất nhiều loại túi, nhiều loại mức khác nhau, nhập của nhiều nước khác nhau. Để giúp cho công tác hạch toán chính xác với từng nguyên vật liệu thì kế toán Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội phải phân loại nguyên vật liệu theo từng loại của từng nước riêng để nhằm quản lí tốt tình hình kho và sự biến động của từng thứ nguyên vật liệu. Nhờ có sự phân loại này mà kế toán nguyên vật liệu có thể theo dõi tình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu, do đó có thể cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua và
dự trữ nguyên vật liệu. Căn cứ vào công dụng kế toán của nguyên vật liệu, Công ty đã phân loại nguyên vật liệu thành các loại chủ yếu như sau:
Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm màng Trung Quốc, thổi từ hạt nhựa.
Nguyên vật liệu phụ: gồm rất nhiều loại, tuy không cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên mẫu mã của bao bì tăng chất lượng sản phẩm như:
Các loại mực: trong các loại mực được chia thành từng nhóm do các nước sản xuất khác nhau và trong mỗi nhóm lại được chia thành các nhóm khác nhau:
Nhóm mực Nhật: mực xanh, mực đỏ cờ, mực đỏ sen, mực vàng, mực đen.
Nhóm mực Đức: các màu xanh, đỏ, vàng, đen. * Tính giá NVL tại công ty
Tính giá NVL phục vụ cho việc mở sổ sách kế toán chi tiét nhằm kiểm tra, theo dõi, giám sát tình hình nhập xuất tồn kho NVL về mặt giá trị. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của NVL tại công ty mà mỗi đơn vị lựa chọn một phương pháp tính giá riêng như phần lý luận chung đã trình bày
Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội tuân thủ quy định của Bộ Tài chính về thuế giá trị gia tăng, áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Tức là thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp được tính bằng công thức:
Thuế GTGT; phải nộp = Thuế GTGT; đầu ra - Thuế GTGT; đầu vào
Trong đó:
Thuế GTGT ;đầu ra = Giá bán NVL; TP hàng hoá x Tỷ suất thuế; thuế GTGT
Thuế GTGT ;đầu ra = Giá mua NVL; TP hàng hoá x
Tỷ suất thuế; thuế GTGT
Do vậy giá trị NVL mà công ty theo dõi, vào sổ là giá không có thuế. - Tính giá nhập kho NVL
NVL của công ty chủ yếu nhập kho từ hoạt động mua ngoài nên giá nhập kho NVL được tính bằng công thức.
Giá thực tế; nhập kho NVL = Giá mua NVL; ghi trên hoá đơn + Chi phí thu mua; NVL - Giảm giá hàng bán; nếu có
NVL của công ty có một số lớn được nhập ngoại thông qua hoạt động nhập khẩu uỷ thác song công ty thường không tách thuế nhập khẩu để theo dõi riêng mà hoàn toàn tính vào giá mua NVL, đưa vào tài khoản phải trả người bán để theo dõi chung. Do vậy giá mua NVL chính là giá bao gồm cả giá gốc và thuế nhập khẩu.
Mặt khác, như phần trên đã trình bày, đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá mua NVL là giá không bao gồm thuế GTGT.
Trong chi phí thu mua thường bao gồm phí vận chuyển NVL từ nơi mua về kho công ty, phí nhập khẩu uỷ thác (đối với NVL nhập khẩu uỷ thác), chi phí bốc dỡ NVL…
- Tính giá xuất kho NVL
Về mặt lý thuyết thì có rất nhiều phương pháp tính giá khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường dựa vào đặc trưng của doanh nghiệp mình mà sử dụng phương pháp tính giá nào cho phù hợp. Công ty TNHH sản xuất bao bì và dịch vụ thương mại Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh không lớn nhưng có số lượng các nghiệp vụ xuất kho, nhập kho tương đối lớn trong một kỳ kinh doanh. Do vậy việc lựa chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chung về quản lý cũng như hạch toán NVL, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chung về quản lý cũng như hạch toán NVL đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Công ty đã lựa chọn phương pháp đơn giá NVL nói riêng cũng như các loại
hàng tồn kho nói riêng. Có nghĩa là trong kỳ kế toán, các nghiệp vụ xuất kho NVL được kế toán vật tư ghi chép về mặt số lượng, đến cuối kỳ, sau khi tính ra đơn giá NVL thực tế xuất kho, kế toán mới tính ra giá trị NVL xuất kho.
Ta có:
Đơn giá; bình quân NVL; xuất kho = Error!
Sau đó:
Giá trị thực tế; NVL xuất; trong kỳ =
Số lượng; NVL xuất; trong kỳ x Đơn giá bình; quân NVL; xuất kho