* Mục đích lập phòng:
Dự phòng giảm giá NVL thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí chưa thực chi vào chi phí kinh doanh của niên độ để có nguồn tài chính bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau đó các yếu tố khách quan làm giảm giá vật tư. Mục đích của lập dự phòng giảm giá NVL đề phòng sự giảm giữa giá thị trường với giá gốc trên sổ sách. Đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, thanh lý. Bên cạnh đó, kế toán cũng có thể xác định giá trị thực tế của NVL trên hệ thống báo cáo tài chính.
* Nguyên tắc xác định:
- Số dự phòng cần phải lập cũng dựa trên số lượng của mỗi loại NVL theo kiểm kê thực tiễn diễn biến giá trong năm có kết hợp với dự báo giá sẽ diễn biến trong niên độ tiếp theo.
Ta có:
Mức dự phòng cần phải lập ; trong niên độ sau = Số lượng NVL mỗi loại x Mức chênh lệch; giảm giá của mỗi loại
- Theo quy định chỉ lập dự phòng giảm giá của những NVL thuộc quyền sở hữu doanh nghiệp, có những chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp, chứng minh giá gốc của chúng.
- Như vậy, về mặt kinh tế cũng như tài chính, hành vi dự phòng cho phép doanh nghiệp luôn thực hiện được những nguyên tắc xác định tài sản theo giá phí gốc, lại vừa có thể ghi nhận trên các báo cáo tài chính của mình giá trị thực tế của tài sản, mặt khác dự phòng tạo lập cho mỗi doanh nghiệp mọt quỹ tiền tệ đủ sức khắc phục trước mắt những thiệt hại có thể xảy ra trong kinh doanh.
* Phương pháp kế toán
- TK sử dụng dùng để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá NVL và các loại hàng tồn kho khác là TK 159 - dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kết cấu của TK 159:
- Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Bên có: trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trích vào chi phí
- Số dư có: Phản ánh số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có. - Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng hàng hoá, vật tư, hàng tồn kho và khả năng giảm giá từng thứ của vật tư hàng hoá để xác định trích lập dự phòng tính vào chi phí:
Nợ TK 632 Có TK 159
- ở cuối niên độ kế toán sau tiếp tục tính toán mức cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm tiếp theo. Sau đó sẽ so sánh số dự phòng đã lập cuối kỳ kế toán của năm trước.
- Nếu số dự phòng phải nộp năm nay, số dự phòng đã lập ở năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được trích lập bổ sung:
Nợ TK 632 Có TK 159
- Số dự phòng của năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn năm trước.
Nợ TK 159 Có TK 632
1.3.4.Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán NVL
ở các doanh nghiệp việc sử dụng loại sổ nào trong hạch toán nguyên vật liệu là tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng. Theo chế độ kế toán hiện hành có thể sử dụng một trong các hình thức sổ kế toán sau:
- Nhật ký chung - Nhật ký - chứng từ - Chứng từ ghi sổ - Nhật ký sổ cái
Mỗi một hình thức sổ kế toán sẽ có một hệ thống sổ và có quy định ghi sổ riêng.
Sơ đồ 6: Sơ đồ trình tự kế toán của Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng, định kỳ : Quan hệ đối chiếu :
Chứng từ gốc
Sổ nhập ký chung
Bảng CĐ số phát sinh
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng khong hợp chi tiết Thẻ sổ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt
Sơ đồ 7: Trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 8: Trình tự kế toán theo hình thức nhật ký - chứng từ
Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ cái Chứng từ ghi sổ Bảng CĐ số PS Thẻ sổ kế toán chi tiết Sổ quỹ
Báo cáo tài chính
Bảng khong hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái
Báo cáo tài chính
Thẻ, sổ kế toán chi tiết Bảng kê
Bảng tổng hợp chi tiết
Sơ đồ 9: Sơ đồ kế toán hình thức nhật ký sổ cái
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp Chứng từ gốc
Nhật ký - sổ cái
Báo cáo tài chính
Thẻ, sổ kế toán chi tiết Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chi tiết
Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH sản xuất bao bì